Thực hư về căn bệnh người mắc "đi tiểu ra nước màu tím", phải "uống máu" và nỗi oan được giải

"Ma cà rồng" theo giải thích của bác sĩ là một căn bệnh, nó khác xa với những gì chúng ta thấy trên ti vi hoặc phim ảnh. Họ không nguy hiểm, thực tế họ bị bệnh và rất đáng thương.

Những câu chuyện, hình ảnh về ma cà rồng mà bạn biết trên phim ảnh hay qua những câu chuyện dân gian thật là khủng khiếp. 

Ma cà rồng thường được xây dựng với đặc điểm nổi bật là hút máu người, chỉ xuất hiện vào ban đêm dưới hình dạng một con dơi hoặc một con sói.

Hình ảnh ma cà rồng xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết kinh điển "Dracula" năm 1987 được viết bởi nhà văn Bram Stoker ra đời với nhân vật chính là Bá tước Dracula - một ma cà rồng chuyên hút máu người với những hình phạt vô cùng dã man và tàn bạo dựa trên nhân vật có thật trong lịch sử chính là Vlad Tepes III, càng khiến niềm tin rằng ma cà rồng là sinh vật có thật.

Ma cà rồng là một căn bệnh xuất hiện với tỉ lệ 1/10.000. Ảnh minh họa

Ma cà rồng là một căn bệnh xuất hiện với tỉ lệ 1/10.000. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, vào năm 1963, một bác sĩ người Anh có tên Lee Illis đã giải thích về hiện tượng này là do chứng rối loạn chuyển hóa porphyria - chứng bệnh cực hiếm này sinh ra do sự mất cân bằng trong sản sinh heme - một sắc tố giàu chất sắt trong máu.

Người mắc phải chứng bệnh này sẽ rất sợ ánh sáng mặt trời do cơ thể họ sẽ phải chịu đau đớn về thể xác do hermoglobin trong máu sẽ bị phân hủy dưới tác động của tia tử ngoại.

Ngoài ra, người bệnh phải đối mặt với những rối loạn về hormon dẫn đến tình trạng móng tay, móng chân mọc dài, cứng và cong lại. Lông mọc trên toàn cơ thể, lớp da quanh môi và lợi mỏng, co hơn khiến răng lộ ra như những chiếc nanh sói. Vì lớp da quanh môi mỏng nên dễ bị tổn thương, răng của họ có màu đỏ do hoạt động sinh sắc tố heme không ổn định, phân của họ cũng có màu tím.

Trước đây, căn bệnh được các thầy thuốc cho bệnh nhân uống máu tươi để cân bằng sự thiếu máu trong cơ thể. Đây chính là hình ảnh khiến người ta liên tưởng đến việc hút máu người. Chính vì vậy, câu chuyện về ma cà rồng đã được thêu dệt thêm và truyền từ đời này sang đời khác.

Hơn nữa, thời điểm đó những giải thích của các bác sĩ vẫn chưa thể lý giải một cách đầy đủ về những câu chuyện của ma cà rồng khiến người ta vẫn suy đoán về căn bệnh này là một căn bệnh huyền bí.

Ma cà rồng thực tế là một mắc bệnh lý porphyrin

Nếu bác sĩ nói với bạn rằng bạn bị bệnh lý porphyrin, điều đó có nghĩa là bạn đã mắc một rối loạn có thể gây ra các vấn đề trên thần kinh, da và hệ niệu.

Tùy thuộc vào loại bệnh porphyria, các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân porphyria đều bị đau bụng nghiêm trọng và có nước tiểu màu nâu đỏ thường xuất hiện sau khi bị đau, nguyên nhân là do sự tích tụ porphyrin

Bệnh này cũng gây ra một số vần đề về gan, hô hấp, suy thận và làm tổn thương da…

Hai anh em Simon và Geogre Cullen được xác định mắc chưng bệnh Porphyria

Hai anh em Simon và Geogre Cullen được xác định mắc chưng bệnh Porphyria

Người bị bệnh ma cà rồng thường có những biểu hiện sau:

- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời: Khi một người mắc bệnh ma cà rồng tiếp xúc với các tia nắng mặt trời, da và khuôn mặt của người bệnh sẽ bị biến dạng và đen đi. Nó cũng vỡ ra, sưng lên và vết loét có lông dày mọc ra từ đó.

- Nanh: Những chiếc răng nanh ghê sợ của ma cà rồng mà mọi người nhìn thấy thực chất là người bị bệnh nướu bị bong tróc, ăn mòn dẫn đến đôi môi đỏ mọng và lộ ra những chiếc răng trông khá đáng sợ.  

- Uống máu: Vì bệnh nhân ma cà rồng có nước tiểu màu tím, nên người ta tin rằng đây là do họ uống máu. Thực sự cũng có một số trường hợp họ đã uống máu. Tuy nhiên, đó là máu động vật. Họ uống như một cách để giảm bớt tình trạng thiếu máu và đau đớn.

- Tỏi để tránh ma cà rồng: Bệnh nhân porphyria có ác cảm với tỏi vì các hóa chất có trong nó làm nặng thêm các triệu chứng của họ. Những chất có trong tỏi khiến họ thêm đau đớn.

- Tính hung hăng: Những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa cấp tính được chẩn đoán là cáu kỉnh, không hợp tác, bạo lực và hung dữ. Đây có thể là lý do họ được coi là nguy hiểm.

Theo thống kê, căn bệnh ma cà rồng không phổ biến nhưng vẫn có thể xuất hiện với tỉ lệ 1/10.000. Căn bệnh này không thể chữa khỏi nhưng nó có thể giảm bớt đau đớn bằng. 

Nguồn: [Link nguồn]

Bí ẩn ”bệnh lạ” chỉ đàn ông mới mắc, làm yếu đi nhanh chóng

Nghiên cứu mới đứng đầu bởi Đại học Leeds (Anh Quốc) cảnh báo bệnh VEXAS, một "bệnh lạ" mới được phát hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Bệnh lạ hiếm gặp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN