Thực hư phương pháp "cho hậu môn uống cà phê" giúp phòng ngừa ung thư
Để làm rõ thực hư về phương pháp detox "cho hậu môn uống cà phê", PV đã có cuộc trao đổi với GS.Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Thời gian gần đây nhiều người chia sẻ phương pháp detox thanh lọc cơ thể bằng nước chanh, nhịn ăn, uống thụt tháo bằng cách bơm cà phê vào hậu môn để thanh lọc cơ thể, giảm cân, phòng ngừa và điều trị ung thư.
Để làm rõ thực hư về phương pháp detox này, PV đã có cuộc trao đổi với GS.Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Thưa GS Nguyễn Chấn Hùng, là người có hơn 40 năm nghiên cứu về ung thư nhưng đến nay GS vẫn miệt mài phổ biến kiến thức cho người dân biết phòng tránh căn bệnh này, vậy GS đánh giá như thế nào về phương pháp detox thanh lọc cơ thể bằng nước chanh, nhịn ăn, uống, đặc biệt là cách bơm cà phê vào hậu môn để ngừa ung thư như nhiều người chia sẻ?
Đây là phương pháp đồn đại, không chính quy, trong y văn chính thức về ung bướu, không có ai đề cập đến phương pháp “cho hậu môn uống cà phê để ngừa ung thư”.
Tôi không hiểu sao nó là lời đồn đại lại được một số người tin chứ không có giá trị về phòng ngừa ung thư cả.
Tuy nhiên, nhiều người dẫn cả các nghiên cứu của tác giả Hiromi Shinya, một bác sĩ người Nhật sống ở Mỹ, chuyên khoa tiêu hóa - trong đó có nói đến phương pháp thải độc bằng cà phê để phòng ngừa ung bướu. GS thấy sao về những thông tin này?
Tôi phải khẳng định lại một lần nữa, trong y văn về ung thư, không có phương pháp này.
Phương pháp bơm cà phê vào hậu môn để thanh lọc cơ thể, giảm cân, phòng ngừa và điều trị ung thư đang lan truyền trên mạng xã hội.
Vậy, trong trường hợp nào người bệnh mới được chỉ định thụt tháo, thưa GS?
Thụt tháo là phương pháp này giúp rửa sạch ruột. Người ta đưa ống soi trực tràng, nếu thấy bất thường (có tổn thương) mà bác sĩ nghi ngờ sau đó tiếp tục đi sinh thiết để biết ung thư hay lành tính.
Nếu có chồi polyp thì có thể là lành hoặc ác. Khi lành tính, bác sĩ sẽ dùng nội soi cắt polyp. Như vậy người bệnh đã ngừa được ung thư.
Khi thụt tháo thật sạch, đưa ống vào bơm vào làm sạch ruột, thụt tháo để nhìn ruột xem có gì bất thường không.
Ngoài ra, thụt tháo trong trường hợp trước khi mổ người ta bơm nước vào cho thật sạch, có khi có người vì lý do nào đó mà bị táo bón mà nhiều khi dùng phương pháp thụt tháo nhất là hậu môn và trực tràng.
Tuy nhiên, không phải thụt tháo tùy tiện, đòi hỏi kỹ thuật cao. Nếu cần thiết, điều dưỡng thường sẽ làm thụt tháo cho người bệnh.
Những người tùy tiện thụt tháo sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe, thưa GS?
Thụt tháo nhiều lần gây hại làm xước vùng hậu môn như vậy nó không cần thiết mà lại có hại là rõ ràng.
Bên cạnh đó, nếu làm thường xuyên thì có thể làm giảm phản xạ đại tiện, với người táo bón thì có thể dẫn tới bệnh càng nặng hơn.
Vậy, GS có lời khuyên nào cho người bệnh để tránh tiền mất tật mang từ phương pháp “cho hậu môn uống cà phê”?
Dung dịch dùng để thụt tháo là nước ấm sạch hoặc nước muối, chứ không phải cà phê. Việc tự thụt tháo cũng rất nguy hiểm, khi bơm nước (cà phê vào) sẽ thúc đẩy việc đi tiêu, tiêu chảy, nếu không được bù nước kịp thời sẽ phải cấp cứu, chậm trễ sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.
Ngoài ra, mọi người muốn giảm giảm nguy cơ ung thư hãy thay đổi lối sống - chú trọng khám sàng lọc, tầm soát bệnh.
Nhiều người đồn thổi: Chỉ mất khoảng 7-10 triệu đồng một liệu trình “cho hậu môn uống cà phê” nhưng lợi ích như...