Thực hư lá cây dương xỉ mà người phụ nữ sống sót sau 7 ngày rơi xuống vực ở Yên Tử ăn để sinh tồn có công dụng gì?

Sự kiện: Sống khỏe

Việc bà Nguyễn Thị Bích Liên (SN 1963, ở Hà Nội), sống sót sau 7 ngày rơi xuống vực sâu ở Yên Tử là chuyện rất may mắn.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, việc bà Nguyễn Thị Bích Liên sống sót sau 7 ngày rơi xuống vực sâu là chuyện rất may mắn. Tuy nhiên còn may mắn hơn nữa khi bà Liên đã biết tự cứu lấy mình nhờ việc ăn cây rừng để duy trì sự sống trong suốt 1 tuần.

Trao đổi với phóng viên Infonet, TS. Ngô Đức Phương, Viện trưởng Viện thuốc nam cho rằng dương xỉ là loại cây cơ bản không độc, có thể người phụ nữ đã căn cứ vào yếu tố này để lựa chọn loại cây này để ăn.

Lá cây dương xỉ góp phần giúp bà Liên sống sót sau 7 rơi xuống vực

Lá cây dương xỉ góp phần giúp bà Liên sống sót sau 7 rơi xuống vực

Gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra dương xỉ có rất nhiều công dụng với sức khỏe như bổ sung vitamin, giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể và còn có tác dụng chữa nhiều bệnh.

Loại rau này đặc biệt giàu protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất và vitamin, giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong dương xỉ chứa một số loại vi khuẩn có lợi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, chống viêm vì thế những người bị các bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét ăn rất có lợi.

Người dân phương Tây, Hàn Quốc, Nhật Bản thường ăn dương xỉ hàng ngày để phát huy công dụng của nó với cơ thể.

Thậm chí dương xỉ là một trong những mặt hàng đắt đỏ tại siêu thị những quốc gia này. Nhưng ở nước ta, dương xỉ được coi là cây mọc dại. Chỉ một số ít người dân miền núi sử dụng làm rau ăn hàng ngày vì không kiếm được nguồn rau khác.

Thực hư lá cây dương xỉ mà người phụ nữ sống sót sau 7 ngày rơi xuống vực ở Yên Tử ăn để sinh tồn có công dụng gì? - 2

Lưu ý: Khi ăn dương xỉ, nên dùng nước sôi chần qua một chút để bớt đi vị chát. Loại rau này có tính lạnh, người bị tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều.

Thực tế, dương xỉ (danh pháp khoa học là: Marattiopsida) là loại cây thân thảo thuộc mọc hoang tại nhiều khu vực ở nước ta. Trước đây, dương xỉ là loại cây hoang dã nhưng trong những năm gần đây, khá nhiều gia đình đã đem loại cây này về trồng, chăm bón để làm cảnh và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Công dụng của cây dương xỉ với sức khoẻ

Trị bệnh lang ben, bạch biến

Lang ben, bạch biến là những căn bệnh ngoài da thường gặp. Lấy lá dương xỉ rửa sạch, đem phơi khô sau đó đem xay nhuyễn thành bột, trộn 5g bột dương xỉ với 120ml kem dưỡng da (loại kem phù hợp với đặc tính của làn da bạn). Thường xuyên bôi hỗn hợp này lên da đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy những tình trạng trên được khắc phục nhanh chóng và dần biến mất.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trị mỏi gối, đau lưng

Trong các loại dương xỉ thì cẩu tích (loại có thân yếu, lá to, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt) được đánh giá là tốt nhất. Lấy 15-20g cẩu tích, 10g đỗ trọng đem sắc với 750m, 10g thục địa, 8-10g dây tơ hồng (đã sao), tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi cho lên bếp đun, để lửa nhỏ đun cho đến khi cạn còn 200ml nước thì được. Sử dụng ngày 2 lần, uống trước bữa ăn.

Trị chứng viêm

Dương xỉ giàu protein, carbonhydrate, chất béo, khoáng chất và vitamin, giá trị dinh dưỡng rất cao. Một số loại vi khuẩn có lợi trong cây dương xỉ còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm, sát trùng. Vì vậy, loại rau này rất tốt đối với những người bị các bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét…

Trước đó, vào 9h10 ngày 3/5, sau khi nghe tiếng kêu cứu phát ra từ dưới vực, cán bộ Ban Quản lý khu di tích vườn quốc gia Yên Tử đã tìm kiếm, cứu được bà Liên.

Bà Liên kể, ngày 27/4, bà một mình bắt xe từ Hà Nội xuống Hạ Long để lấy thuốc, sau đó lên Yên Tử, lễ Phật tại chùa Đồng. Đây cũng là lần đầu bà đi Yên Tử. Khi đi xuống, bà bị tụt huyết áp nên ngồi nghỉ gần lan can chùa. Lúc đứng lên đi tiếp, bà bị choáng và ngã xuống vực sâu khoảng 30m.

Kêu cứu nhưng không ai nghe thấy, điện thoại rơi mất trong lúc ngã, bà Liên tìm cách trèo lên nhưng lại bị rơi xuống đoạn nữa. Do mặc áo mưa, lại có cây đỡ nên bà không bị thương.

Để cầm cự, bà ăn bánh gạo và cơm cháy có sẵn trong túi đồ mang theo, mỗi ngày chỉ bẻ một miếng nhỏ ăn. Ngoài ra, bà ăn lá cây dương xỉ ở xung quanh, nước thì bới trong rác và những chai nước bị du khách vứt xuống.

Đến sáng 3/5, nghe thấy có tiếng người nói chuyện ở phía trên, bà Liên kêu cứu và được cứu sống.

Chùa Đồng nằm trên đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068 m), được khởi dựng từ thời Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự; năm 2007 chùa mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất. Khu vực bà Liên gặp nạn là vực sâu, cách đỉnh chùa Đồng khoảng 50m, thường có gió to, mây mù.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhầm lá ngón với rau rừng, 9 người nhập viện sau bữa ăn

Sau bữa ăn khoảng 30 phút, cả 9 người đều có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt nên đã đến Bệnh viện cấp cứu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN