Thực hư hạt đậu lào 'thần thánh' hút nọc rắn, trị chó dại cắn
Được cho làcó công dụng thần kỳ hút mọi loại độc của rắn độc, rết và các loại côn trùng có độc, hạt đậu lào được nhiều người săn lùng mua.
“Hạt đậu lào miền Tây Bắc, mỗi gia đình nên trữ ít hạt trong tủ thuốc gia đình nhé. Vì nó có công dụng thần kỳ không phải ai cũng biết: Hút nọc của rắn độc, rết độc và các loại côn trùng có độc khác, chữa các trường hợp bị chó dại, mèo dại cắn...Cách dùng: Bổ đôi hạt đậu lào, dùng ít nước bọt bôi vào mặt trong của nửa hạt và ốp vào vết thương rắn cắn hoặc giã nát đắp vào vết thương. Nửa hạt đậu sẽ tự dính rất chặt và hút độc.Khi nó hút hết độc hoặc đầy, sẽ tự nhả, rơi ra. Lại dùng nửa hạt còn lại ốp tiếp. Nếu nó không dính nữa, tức là đã hết độc trong máu”.
Đây là một trong những lời quảng cáo “có cánh” về công dụng thần kỳ của hạt đậu lào đang được rao bán trên mạng, được rất nhiều người lùng sục mua. Theo tìm hiểu của phóng viên, mỗi hạt đậu lào được bán với giá từ 20 ngàn-50 ngàn đồng.
Hạt đậu lào được quảng bá với rất nhiều công dụng, trong đó chữa rắn cắn, mèo chó dại cắn. Ảnh: HL
BS Phan Thanh Hải, Trưởng Khoa nội BV Y học cổ truyền TP.HCM, cho biết việc đắp hạt đậu lào bên ngoài các vết thương rắn rết, côn trùng cắn để hút độc là bài thuốc kinh nghiệm của người dân tộc Mèo (H'mong) vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được kiểm chứng và công nhận trong các bài thuốc, tài liệu chính thống của y học cổ truyền.
Do đó, khi sử dụng phương pháp dân gian này phải hết sức cẩn thận, đặc biệt là trong trường hợp bị rắn độc, chó dại cắn. BS Hải khuyến cáo khi bị rắn độc cắn, ngoài sử dụng các phương pháp dân gian cần băng cố định chỗ vết thương bằng garo và đưa đến các cơ sở y tế. Đối với trường hợp chó dại cắn, cần lưu ý đi tiêm phòng, tránh chủ quan tin tưởng vào phương pháp dân gian mà trả giá bằng tính mạng.
Đắp đậu lào hút nọc rắn bị hoại tử cánh tay Bệnh nhân là TKV (10 tuổi, ngụ ở Bắc Cạn), bị rắn độc cắn, nhập BV Bạch Mai đã sang giờ thứ 18 với tình trạng hoại tử rộng mu bàn tay trái (chỗ bị rắn cắn), hoại tử ngón tay bốn, năm bên trái. Ngoài ra, bị hoại tử thâm đen diện rộng cánh tay trái, lan ra vùng cổ và hố thượng đòn, cơ ngực lớn trái. Theo lời kể của người nhà, V. bị rắn hổ mang bành cắn vào mu bàn tay trái khi đang đi chăn bò trên đồi cùng cha. Sau khi V. bị rắn cắn, gia đình đã không cho bệnh nhi đến BV ngay mà dùng thuốc lá và hạt đậu lào đắp vào vết cắn. Sau đó vài giờ, V. xuất hiện đau nhức, sưng nề, hoại tử lan rộng, gia đình mới đưa đến BV đa khoa Bắc Kạn, sau đó chuyển đến khoa Nhi, BV Bạch Mai. Ngày 16-8, Nguyễn Thành Nam, phụ trách khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết bệnh nhi đã được dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất nhưng do đến BV muộn khi vết hoại tử đã sưng nề, phát triển lan rộng. Tuy có dấu hiệu phục hồi song liệu trình điều trị cho bệnh nhi sẽ còn nan giải. |
Mùa mưa đến là thời điểm các ca bị rắn độc cắn tăng lên. Các chuyên gia cảnh báo sơ cứu, chữa sai cách càng khiến...