Thực hư chuyện dùng thuốc giải rượu để tăng “đô” nhậu

Sự kiện: Sống khỏe

Có trường hợp dân nhậu suýt mất mạng vì tưởng mình đã có thuốc giải rượu nên cứ uống thoải mái, gây độc và bị ngộ độc rượu cấp.

Thực hư chuyện dùng thuốc giải rượu để tăng “đô” nhậu - 1

Tự "phá huỷ" gan, dạ dày

Thuốc giải rượu còn được gọi là thuốc giải say, giúp việc say rượu giảm bớt khi đang uống hay ngay sau uống rượu, hoặc giúp tăng “đô” rượu trước khi uống rượu. Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, từng tiếp nhận bệnh nhân nghiện rượu uống tới say xỉn rồi uống thuốc giải rượu tức giải say phải đi cấp cứu. Cũng có trường hợp mắc bệnh gan rồi nhưng lạm dụng thuốc giải rượu, coi đó như thần dược giúp uống rượu nhiều hơn, thế là dẫn tới suy gan phải nhập viện.

Thực chất, các viên giải rượu hay giải say vừa kể chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần trong quá trình chuyển hóa rượu, chứ chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh tác dụng bảo vệ hoặc phục hồi cơ quan dễ bị rượu làm tổn hại là gan hoặc triệt tiêu tác dụng của rượu trên hệ thần kinh trung ương để làm mất đi trạng thái say xỉn. Chính vì lầm tưởng viên giải rượu là thuốc tốt mà nhiều người cứ vô tư uống rượu rồi dùng nó để hóa giải và nghĩ rằng không bị rượu ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nhưng thực tế, khi đã uống rượu vào cơ thể nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan và hệ thần kinh và viên giải rượu và không có tác dụng thần kỳ bảo vệ cho gan và hệ thần kinh không bị suy suyển, tổn hại.

Còn uống viên giải rượu gọi là tăng “đô”, tức tăng khối lượng rượu uống vào khi đi nhậu thì chỉ chuốc họa vào thân. Đã có trường hợp dân nhậu suýt mất mạng vì tưởng mình đã có thuốc giải rượu nên cứ uống thoải mái bất kể liều gây độc đưa đến ngộ độc rượu cấp.

Cũng có người uống rượu nhiều thuờng bị nhức đầu, khi dùng aspirin hoặc paracetamol trước hoặc sau khi uống rượu nhờ có tác dụng giảm đau sẽ giúp hết nhức đầu, giúp người uống rượu dễ chịu hơn. Aspirin có tác dụng phụ là làm tổn hại niêm mạc dạ dày - tá tràng, đưa đến viêm loét, thậm chí có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

Còn paracetamol là thuốc có một độc tính ít người biết đến là paracetamol gây hại gan rất dữ. Dùng paracetamol liều cao, lâu ngày có thể làm gan nhiễm độc, làm hoại tử tế bào gan. Người uống rượu lâu ngày, gan đã bị suy yếu rồi, nay lại uống thêm paracetamol gọi là để tăng “đô” ngừa nhức đầu thì chắc chắn tăng “đô” hay ngừa nhức đầu đâu không thấy mà chỉ thấy cửa tử là bị hoại tử tế bào gan rất nguy hiểm.

Thực hư chuyện dùng thuốc giải rượu để tăng “đô” nhậu - 2

"Vội vàng" cai rượu cũng có thể gặp nguy

Rượu gây tổn thương não, tim, gan, tuyến tụy, tăng nguy cơ ung thư, suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nhưng nó cũng có thể dẫn đến cái chết nếu bạn cố từ bỏ rượu không đúng phương pháp. Đó là những gì mà tiến sĩ Adam Taylor, Giám đốc Trung tâm Đào tạo về Giải phẫu lâm sàng - Đại học Lancaster (Anh), nhấn mạnh trong bài báo vừa đăng tải trên tờ The Conversation.

Rắc rối xảy ra khi bạn bỏ rượu đột ngột sau một thời gian dài là hũ chìm. Cơ thể bạn chưa kịp thích ứng với sự lành mạnh bất ngờ này khiến các bộ máy trở nên rối loạn.

Vấn đề lớn nhất xảy ra là ở hệ thần kinh. Nhà máy sản xuất chất dẫn truyền thần kinh đang hoạt động với công suất cao, sự ức chế từ rượu lại đột ngột mất đi, dẫn đến dư thừa các hóa chất thần kinh so với nhu cầu của cơ thể. Đó là lý do người mới bỏ rượu hay bị vã mồ hôi, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu. Điều này còn có thể dẫn tới chứng loạn nhịp tim gây tử vong. Một số người còn bị suy thận.

Tiến sĩ Taylor khuyên tốt nhất là bạn đừng trở thành người nghiện rượu bằng cách không tiêu thụ hơn 14 đơn vị rượu mỗi tuần (tương đương 6 lon bia hoặc 6 ly rượu vang). Nếu đã nghiện và muốn từ bỏ, hãy cố đưa cơ thể về mức tiêu thụ an toàn này trước đã.

Bạn cũng nên tìm đến các cơ sở chuyên cai nghiện rượu, hoặc ít ra tham khảo ý kiến bác sĩ của mình, thường xuyên tầm soát các vấn đề về tim mạch, thận; nhờ bác sĩ kê toa các loại thuốc, các phương pháp điều trị hỗ trợ nhằm giảm cảm giác khó chịu do cai rượu.

Sự thật chết người về 'thuốc' giải rượu

Nếu uống thuốc giải rượu có thể dẫn đến mất mạng vì tác dụng giả tạo của nó. Khi uống rượu, gan là nơi làm việc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà (Tiền Phong)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN