Thực hư chuyện ăn rau muống 'tái' bị xơ gan

Sự kiện: Sống khỏe

Ths.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã khẳng định thông tin ăn rau muống chưa chin kỹ sẽ bị xơ gan là không có cơ sở.

Thực hư chuyện ăn rau muống 'tái' bị xơ gan - 1

Ảnh minh hoạ: Internet

Rau muống tốt đủ đường 

Theo Ths. BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từ xưa tới nay, người Việt vẫn chẻ rau muống để ăn cùng với một số rau gia vị khác, người ta cũng vẫn trần rau muống để làm nộm. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳng định ăn rau muống sống dẫn tới xơ gan. Cần khẳng định rằng, nguyên nhân của bệnh xơ gan là do biến chứng của bệnh viêm gan do virus mạn tính, do uống nhiều rượu, do tắc đường mật, do nhiễm độc,...

Rau muống là một loại rau thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau được trồng ở trên cạn, hoặc dưới nước. Giá trị dinh dưỡng của rau và mức độ an toàn phụ thuộc rất lớn vào chất đất, nước tưới và môi trường canh tác. Rau muống có nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể.

Theo y học cổ truyền rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt… là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, chế biến thành nhiều món.

Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt… nên ăn rau muống đúng cách sẽ loại bỏ được độc tố.

Theo Tây y, rau muống có nhiều chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, ăn rau muống đúng cách tốt cho phụ nữ mang thai phụ nữ mang thai bởi nguồn sắt dồi dào trong rau muống rất tốt cho những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.Với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp, ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao.

Rau muống có nhiều cách chế biến: ăn như rau sống, luộc, xào, nộm. Trong các cách chế biến thì rau muống ăn sống, làm nộm giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn cả. 

Cách nhận biết rau muống sạch 

 Theo Ths.BS Nguyễn Văn Tiến, do tình hình rau xanh nói chung cũng như rau muống nói riêng hiện nay đang bị lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Vì vậy, các bà nội trợ cần lựa chọn kỹ trước khi mua rau. Khi chọn mua rau muống ăn, bạn không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường. Ngoài ra, cũng không nên chọn loại rau khi tươi bẻ thấy quá giòn, lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa mặt trên của lá rất bóng và mướt, vì rau này dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá, khi luộc, nước rau luộc nóng có màu xanh nhạt, khi nước nguội biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen.

Không mua loại rau trồng dưới nguồn nước bị ô nhiễm, màu nước đen kịt mặc dù rau nhìn thấy xanh, tốt và rất bắt mắt.

Rau an toàn thường không bóng bẩy, không xanh mướt như những loại rau được phun thuốc kích thích. Lá và thân nhỏ, hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp. Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng. Các loại rau có những lỗ thủng lấm chấm do sâu gây ra.Khi luộc rau muống, nước rau có màu xanh của diệp lục, vắt chanh vào màu xanh hơn, không có mùi lạ.

Những người không nên ăn rau muống

Theo Đông y, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống.

Chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống.

Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan... Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.Ngoài ra, người có vết thương hở chưa lành cũng không nên ăn vì rau muống để lại sẹo lồi. Khi đang điều trị cá bệnh nội- ngoại khoa nên kiêng rau muống.

Những “cấm kỵ” khi ăn rau muống vào mùa hè

Nhiều tác dụng phụ của rau muống mà không ít các bà nội trợ chưa tìm hiểu kỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quảng An (Tiền Phong)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN