Thứ trưởng Bộ Y tế: “Chưa có đại dịch nào có sức tấn công mãnh liệt như Covid-19”

Sự kiện: Tin tức COVID-19

"Có lẽ trong lịch sử loài người chưa có đại dịch nào có sức tấn công mãnh liệt như Covid-19. Chỉ trong vài tháng số mắc của toàn cầu lên tới 1,5 triệu người trên tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Chỉ trong vài tháng số mắc của toàn cầu đã lên tới 1,5 triệu người

Tại cuộc Họp trực tuyến với Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19, chiều 10/4, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhận định về tình hình dịch Covid-19.

"Có lẽ trong lịch sử loài người chưa có đại dịch nào có sức tấn công mãnh liệt như Covid-19. Chỉ trong vài tháng số mắc của toàn cầu lên tới 1,5 triệu người trên tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Chiều 10/4, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhận định về tình hình dịch Covid-19.

Chiều 10/4, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhận định về tình hình dịch Covid-19.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, đây là một trong những dịch bệnh mà với các nhà khoa học, với loài người có rất nhiều cái mới. Tất cả các nhà khoa học bắt tay vào cùng nghiên cứu, nhờ thế mà chỉ trong vòng 14 ngày toàn bộ bộ gene của virus này được công bố. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều chưa hiểu rõ về virus này.

"Chúng tôi tin rằng trong thời gian tới đây, các nhà khoa học sẽ đạt được nhiều bước tiến mới như phát triển ra vắc-xin, nghiên cứu thuốc trong điều trị. Tiến trình này sẽ đạt sớm hơn so với tất cả các dịch bệnh khác", ông Long nhận định.

So sánh với dịch SARS xảy ra năm 2003, về biện pháp cách ly, ông Long cho biết, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp, nhưng chỉ cách ly với số lượng rất nhỏ, nhưng bây giờ chúng ta thực hiện trên quy mô rất lớn. Biện pháp cách ly toàn xã hội là một trọng trong biện pháp lần đầu tiên áp dụng khi phòng chống đại dịch Covid-19. Cả thế giới cũng như nước ta, tất cả các biện pháp đều đặt ra ở mức độ rất cao.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, hiện nay dù số ca nhiễm có xu hướng chậm lại, một ngày có 3-4 ca, có ngày 10 ca nhưng chúng không được chủ quan.

“Chúng tôi luôn theo dõi các yếu tố liên quan, có một số lượng người bỏ lọt ở thời điểm trước, đã có lây nhiễm trong cộng đồng từ thời điểm trước. Vì thế, người dân không được lơ là, mất cảnh giác, bỏ qua các quy định của cơ quan chuyên môn,  cần tuân theo chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly xã hội, tiếp tục thực hiện".

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho rằng cần xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ chỉ thị cách ly xã hội của Chính phủ. Giờ sinh ra tâm lý chủ quan lơ là dịch thì hết sức nguy hiểm.

Bộ Y tế cử Tổ công tác đặc biệt về phòng chống dịch hỗ trợ Hà Nội

Chiều ngày 10/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, đến ngày 9/4/2020 trong Bệnh viện Bạch Mai còn 3.310 người gồm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cán bộ y tế đang thực hiện công tác điều trị, chăm sóc người bệnh.

Bệnh viện đã thực hiện 9.159 xét nghiệm, trong đó 8.929 mẫu âm tính, 22 mẫu dương tính chủ yếu là nhân viên công ty Trường sinh và 208 mẫu đang chờ kết quả; thực hiện cách ly, theo dõi 546 người tại 3 địa điểm gồm Trung tâm khám bệnh ban ngày (170), Trung tâm Phục hồi chức năng (61) và Khoa Thần kinh (315).

Các địa phương rà soát 53.592 người đã đến bệnh viện từ ngày 12/3/2020, đã thực hiện cách ly, theo dõi đối với 28.810 người, lấy mẫu xét nghiệm 23.305 người.

Liên quan đến quán bar Buddha, TP.HCM đã thực hiện cách ly, xét nghiệm đối với 4.466 người (trong đó có 255 người có mặt trực tiếp tại quán bar); 4.416 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính, 18 trường hợp dương tính, số còn lại đang chờ kết quả xét nghiệm.

Liên quan đến ổ dịch tại Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội), Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, có 4 trường hợp dương tính, trong đó 3 trường hợp xét nghiệm dương tính có liên quan đến bệnh nhân số 243 (số 250, 253, 254); khoanh vùng cách ly toàn bộ thôn Hạ Lôi với 2.711 hộ gia đình (11.077 người), lấy 270 mẫu xét nghiệm những người có tiếp xúc gần.

Bộ Y tế đã cử Tổ công tác đặc biệt về phòng chống dịch do PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc dập dịch tại xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và ổ dịch tại Bình Thuận hỗ trợ thành phố Hà Nội dập dịch từ ngày 10/4/2020.

Liên quan đến bệnh nhân số 251 tại Hà Nam, ngành y tế đã lấy mẫu 140 người tiếp xúc gần (gồm bệnh nhân cùng phòng, cùng phòng đã ra viện, cán bộ y tế), hiện đã có kết quả xét nghiệm âm tính với 99 mẫu, số còn lại đang chờ kết quả.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế nói gì về dòng người nườm nượp đổ ra đường khi đang cách ly xã hội?

“Thời điểm này, chúng ta không biết ai là người đang nhiễm, chúng ta cũng không biết đâu là nguồn bệnh. Có thể lúc này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN