Thứ trưởng Bộ Y tế: Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch trở nên phức tạp

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

Chiều 5/10, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức buổi tọa đàm Nghị quyết 128/NQ-CP - Chuyển hướng chiến lược, ý nghĩa quyết định.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho rằng, COVID-19 là một đại dịch chưa từng có trong tiền lệ, đã, đang và còn tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Cho đến nay toàn thế giới đã có hơn 612 triệu người mắc, hơn 6,5 triệu người tử vong.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.

Đến nay, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân trở lại bình thường, trẻ em được vui chơi, đến trường học tập an toàn. Nghị quyết đã tạo ra bước ngoặt trong tư duy, cách thức mới trong phòng. Tỷ lệ tử vong trên tổng số ca mắc là 0,02%, trong khi tỷ lệ này trên thế giới là xấp xỉ 1,2%.

Dù vậy, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, dự báo dịch COVID-19 còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. WHO đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

"Trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên số ca mắc mới, số ca phải nhập viện, ca nặng đang có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ tiêm vắc-xin mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi còn thấp. Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin giảm theo thời gian. Nguy cơ dịch chồng dịch là hiện hữu", Thứ trưởng chia sẻ.

Ngày 5/10, Bộ Y tế cho biết có 1.194 ca mắc COVID-19 mới, tiếp tục tăng so với hôm qua. Trong ngày có 858 bệnh nhân khỏi, không có bệnh nhân tử vong.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận, đánh giá Việt Nam có chiến lược sử dụng vắc-xin phù hợp, hiệu quả với cam kết thực hiện của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân, là quốc gia đi sau nhưng về trước trong tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19.

Tính đến ngày 30/9/2022, Việt Nam đã triển khai tiêm chủng được hơn 260 triệu liều vắc-xin an toàn, hiệu quả, khoa học. Tỉ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%, tỉ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên và tiêm mũi 1 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đã đạt mục tiêu.

Bộ Y tế chia sẻ việc tận dụng tối ưu y tế tuyến dưới của Việt Nam trong dịch COVID-19

Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế, chia sẻ về kinh nghiệm phát triển và tận dụng tối ưu y tế tuyến cơ sở của Việt Nam trong dịch COVID-19.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN