Thủ phạm ô nhiễm không khí PM2.5 và cách phòng tránh

Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại các thành phố lớn đã và đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Làm cách nào để tăng cơ hội “sống khỏe” cho bản thân và gia đình là mối quan tâm của người dân các thành phố.

Theo Báo cáo chất lượng không khí Việt Nam 2016 do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam thực hiện, nồng độ bụi mịn PM2.5 của Hà Nội là 50,5 Mg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình theo hướng dẫn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Tình trạng ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề riêng của những thành phố lớn mà còn là hiện trạng chung của các tỉnh thành ở Việt Nam.

PM2.5 được coi là yếu tố gây ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe của con người vì với kích thước siêu nhỏ chỉ 2,5 micromet, nhỏ hơn khoảng 20 lần so với sợi tóc, PM2.5 dễ dàng đi vào đường hô hấp và tích lũy trong phổi. Từ đó, gây ra những tác động không tốt đến sức khỏe như hắt hơi, ho, viêm đường hô hấp, kích ứng mắt mũi, họng hay nặng hơn là suy giảm chức năng phổi...

Bụi PM2.5 được sinh ra từ hai tác nhân chủ yếu là khí thải từ các phương tiện cơ giới và hoạt động sản xuất công nghiệp. Với tốc độ công nghiệp hóa và gia tăng dân số như hiện nay, chắc chắn nồng độ PM2.5 trong không khí sẽ tiếp tục gia tăng. Vì vậy, trước khi các cơ quan chức năng có biện pháp lâu dài để giảm thiểu tình trạng này, người dân cần có các biện pháp để tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.

Hạn chế ra ngoài khi ô nhiễm không khí ở mức cao

Hiện nay, người dân có thể vào trang web aqicn.org để theo dõi trực tiếp chất lượng không khí tại Hà Nội. Hoặc tải ứng dụng Airvisual cho thiết bị iOS và Android để đo chỉ số chất lượng không khí – AQI (Air Quality Index - số hạt bụi PM2.5 có trong 1m3 không khí). AQI từ 150 trở lên là mức cảnh báo có hại cho sức khỏe, người dân nên hạn chế hoạt động lâu ở bên ngoài.

Thủ phạm ô nhiễm không khí PM2.5 và cách phòng tránh - 1

Aqicn.org là một trang web có thể sử dụng để tham khảo mức độ ô nhiễm không khí tại Thủ đô.

Ngoài ra, không khí ô nhiễm thường đạt mức cao nhất trong ánh nắng mặt trời. Hãy sử dụng khẩu trang chuyên dụng có thể chống được bụi mịn để giảm thiểu bụi PM2.5 xâm nhập đường hô hấp khi phải di chuyển ngoài đường.

Lắp đặt thiết bị lọc không khí trong nhà

Theo khuyến nghị của các tổ chức môi trường, việc lắp đặt và sử dụng ở mức độ cao các thiết bị lọc không khí trong nhà và vệ sinh lưới lọc thường xuyên là một biện pháp hữu hiệu trước nguy cơ ô nhiệm bụi siêu mịn tại gia đình.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những dòng điều hòa hiện đại có tích hợp chức năng lọc không khí có thể vận hành độc lập như một máy lọc không khí hoàn chỉnh dù chức năng làm mát hoặc sưởi ấm của điều hòa đang không hoạt động để tiết kiệm chi phí đầu tư.

Tin vui cho người tiêu dùng là năm 2017, Panasonic đã tích hợp công nghệ lọc không khí nanoe-G cho tất cả các dòng điều hòa của hãng. Các hạt ion siêu nhỏ được giải phóng từ hệ thống nanoe-G bay đi khắp phòng để vô hiệu hóa bụi bẩn có hại trong không khí hay các vi khuẩn bám dính trên bề mặt đồ vật trong phòng, thậm chí là vô hiệu hóa vi khuẩn, vi rút tại màng lọc. Kể cả bụi mịn PM2.5 cũng dễ dàng bị các hạt ion này “bắt gọn” với hiệu quả lên đến 99%. 

Thủ phạm ô nhiễm không khí PM2.5 và cách phòng tránh - 2

Công nghệ nanoe-G của Panasonic giúp loại bỏ 99% vi khuẩn, vi rút, nấm mốc gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng

Riêng dòng điều hòa SKY SERIES của Panasonic còn có khả năng tự động kích hoạt hệ thống nanoe-G khi đo được hàm lượng bụi bẩn trong không khí ở mức cao nhờ tính năng DUST SENSOR - cảm biến bụi.

Thủ phạm ô nhiễm không khí PM2.5 và cách phòng tránh - 3

Năm 2017, 100% các dòng điều hòa không khí của Panasonic được lắp đặt tính năng lọc không khí nanoe-G.

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Một biện pháp hữu hiệu khác là tăng cường sức đề kháng của cơ thể để giúp phổi chống chọi với tác động của ô nhiễm không khí, trong đó các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E và selen là những nguồn dinh dưỡng tốt.

Bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực

Và để cùng chung tay xây dựng một môi trường sống trong lành, mỗi cá nhân cần ý thức về từng hành động nhỏ nhất của mình: Không hút thuốc lá nơi công cộng vì đây là một nguồn gây ô nhiễm PM2.5; Thay thế bếp củi, bếp than, bếp gas bằng bếp từ để giảm thải khói bụi ra ngoài trời; Sử dụng các loại máy móc/thiết bị chạy bằng điện/pin thay cho các loại chạy bằng xăng; Ủ rác để tiêu hủy thay vì đốt rác…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN