Thủ phạm khiến chị em lãnh cảm, ngại "chuyện ấy"

Trong xã hội hiện đại, nhiều áp lực, môi trường làm việc căng thẳng.... khiến nữ giới lãnh cảm, nhu cầu tình dục cũng giảm.

Sợ "chuyện ấy"

Tìm tới bác sĩ khám vì nhu cầu tình dục suy giảm, cảm giác mệt mỏi, bốc hỏa, chị Nguyễn Thị Hà – Hải Dương được bác sĩ chẩn đoán suy buồng trứng sớm. Chị Hà cho biết khoảng 10 tháng nay chị trở nên sợ hãi 'chuyện ấy'. Mỗi lần chồng đòi hỏi, chị tìm cách trốn. Nửa đêm chị đang ngủ thì người nóng hừng hực có lúc phải dậy thay quần áo.

Chồng chị đang độ tuổi sung sức còn chị Hà thườn xuyên mệt mỏi nên mới cưới nhau được 4 năm chuyện ấy đã lệch pha. Chị Hà rơi vào lãnh cảm và sợ chuyện vợ chồng. Khi nào chồng đi vắng, đi công tác chị thấy người vui vẻ hơn.

Khi khám cho chị Hà, bác sĩ cho biết chị bị suy buồng trứng, hooc môn sinh dục estrogen giảm mạnh. Chị được bác sĩ chỉ định điều trị bổ sung estrogen bằng thuốc để cải thiện nhu cầu tình dục, cải thiện buồng trứng vì trứng của chị đang bị suy như phụ nữ ở tuổi 45. Như vậy, chị Hà bị suy buồng trứng sớm hay còn gọi mãn kinh sớm dù chị mới 29 tuổi.

Không riêng chị Hà, bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm y tế lao động Thái Hà, Hà Nội, cho biết ngày nào bà cũng tiếp xúc với 2, 3 phụ nữ than thở về chuyện lãnh cảm tình dục của họ. Khi đó, bác sĩ phải tìm nguyên nhân của chứng lãnh cảm. Nếu do hooc môn thì bổ sung hooc môn, bệnh nhân bị lãnh cảm do stress, tâm lý hoặc bệnh lý đều phải tìm rõ thủ phạm.

Ví dụ như trường hợp của chị Vũ Thị Thanh – Hà Đông, Hà Nội vào than thở với bác sĩ dù mới 32 tuổi nhưng chị sợ chuyện chăn gối. Khi khám siêu âm buồng trứng bình thường, kinh nguyệt không ảnh hưởng. Chị Thanh tâm sự chị làm việc tại một ngân hàng nên rất áp lực. Ngày nào cũng đi làm tới 7, 8h tối mới về đến nhà. Mỗi lần về tới nhà cơ thể mệt rã và phải chăm hai bé 3 và 6 tuổi chị càng mệt hơn, khiến cuộc sống chăn gối càng trở nên chán nản.

Chị em ngại chuyện ấy, bác sĩ chỉ ra thủ phạm (Ảnh minh họa)

Chị em ngại chuyện ấy, bác sĩ chỉ ra thủ phạm (Ảnh minh họa)

Bài thuốc cho chị em

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung cho biết với những chị em bị lãnh cảm do bệnh lý như thương tật, nội tiết tố, điều trị ung thư… sẽ phải điều trị theo phương pháp riêng. Còn với những người lãnh cảm do mệt mỏi, stress, áp lực công việc, chăm con thì có thể thay đổi từ từ.

Những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày sẽ là bài thuốc hiệu quả cho chị em lãnh cảm ở nhóm thứ hai. Bác sĩ Dung cho biết chị em nên thoải mái, giảm stress. Có thể tăng cường thể dục bởi vận động thể chất thường xuyên làm tăng sức bền của cơ thể, duy trì vóc dáng, cải thiện tâm trạng và tăng ham muốn tình dục.

Xả stress bằng ngày nghỉ cuối tuần như đi chơi, đi picnic, xem phim để giúp giải tỏa tâm trạng và nâng cao khả năng tình dục.

Quan hệ vợ chồng rất quan trọng vì nó là chất keo của hạnh phúc. Bác sĩ Dung cho rằng chị em phụ nữ nên nên dành thời gian lưu tâm đến những thay đổi trong quan hệ tình dục và kịp thời điều chỉnh để tránh tình trạng lãnh cảm trở nặng hơn. Đặc biệt, đừng nghĩ quan hệ tình dục là chiều chồng, phục vụ mà phải chú ý đến cảm xúc của mình và trao đổi thẳng thắn với bạn đời để có được những giây phút thoải mái hơn, giảm lãnh cảm rất tốt.

Câu chuyện sinh hoạt vợ chồng rất cần sự thay đổi để trở nên hòa hợp hơn. Những trường hợp khi đã thử nhiều giải pháp tự nhiên mà chưa có tác dụng thì bạn nên sớm đến tìm bác sĩ để được điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra được nhiều chiến lược giúp tăng cường khả năng tình dục để cải thiện tình trạng bệnh lý. 

Nguồn: [Link nguồn]

Mẹ làm ”chuyện ấy” khi thai 4 tháng, con có... khó chịu?

Tôi nghe nói bào thai 4 tháng tuổi bộ não đã phát triển mạnh mẽ, trẻ biết cảm nhận xung quanh, tôi sợ rằng "chuyện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Chi   ([Tên nguồn])
Sức khỏe tình dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN