"Thủ phạm" hại gan nhất không phải là thức khuya và uống rượu bia mà là hành động không ai ngờ tới
Gan là bộ phận kỳ quan trọng trong cơ thể con người. Một số hành động tưởng chừng "vô hại" trong cuộc sống hằng ngày nhưng thật ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của gan.
Vài tháng trước, Xiaoli (Trung Quốc) cảm thấy cơ thể kiệt quệ, thiếu năng lượng và chán ăn. Cô nghĩ do áp lực công việc quá nhiều nên không để tâm, đến một lần cô bị ngất xỉu ở công ty và được đưa đi bệnh viện khám thì phát hiện bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ biết rằng Xiaoli rất thích ăn nấm, mọc nhĩ khô. Để tiết kiệm thời gian, cô ngâm nhiều nấm một lúc rồi để vào tủ lạnh, đến khi cần thì chỉ việc lấy ra chế biến được ngay.
Nghe xong, bác sĩ thở dài: “Nhầm lẫn quá, nấm ngâm lâu sẽ sinh độc, rất hại gan”.
“Kẻ thù” lớn nhất của gan không phải là thức khuya hay uống rượu bia mà chính là việc ăn nấm theo cách trên của Xiaoli.
Các loại thực phẩm như nấm hương, nấm đông cô, mọc nhĩ ăn hằng ngày tuy không độc nhưng nếu ngâm lâu sẽ sinh ra chất aflatoxin, chất này rất hại cho gan. Đây là chất gây ung thư bậc một, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Nếu tiêu thụ chúng trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh về gan như xơ gan, suy gan và ung thư gan, đe dọa lớn đến sức khỏe.
Độc tố này không chỉ tiềm ẩn trong các loại nấm ngâm lâu ngày, mà những đồ ăn bị mốc, đũa mốc,… cũng có sự hiện diện của nó. Vì vậy, để có sức khỏe tốt, tuyệt đối không được sử dụng thực phẩm hay dụng cụ bị mốc.
Khi mắc bệnh gan, cơ thể sẽ có 5 triệu chứng dưới đây. Nếu xuất hiện 1 trong số đó, bạn nên đi kiểm tra sớm.
1. Vàng mắt
Đối với bệnh nhân ung thư gan, phần lòng trắng có màu vàng do triệu chứng vàng da.
Gan và mắt có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi cơ thể mắc bệnh gan, chức năng chuyển hóa giảm, lượng bilirubin mất cân bằng, một lượng lớn bilirubin trong máu sẽ kết hợp với elastin trong mạch máu ở mắt, khiến lòng trắng chuyển màu vàng.
2. Hôi miệng
Người gan kém sẽ bị hôi miệng, gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt.
Khi gan bị tổn thương, các chức năng chuyển hóa và giải độc bị ảnh hưởng, không thể đào thải kịp thời các chất độc, “rác thải” dư thừa trong cơ thể ra ngoài, khiến cơ thể tồn đọng urê, amoniac và nitơ sẽ có mùi hôi khó chịu.
3. Đau vai
Khi thời tiết quá lạnh hoặc vận động gắng sức sẽ gây đau vai, nhưng nếu không phải 2 lý do trên thì bạn cần cảnh giác, rất có thể nguyên nhân là do bệnh gan gây ra.
Bản thân gan không có các dây thần kinh gây đau nhưng khi bị khi bị bệnh, gan sẽ sưng to ảnh hưởng đến mô màng ngoài, trên đó có rất nhiều đầu dây thần kinh cảm giác, các dây thần kinh này nối với vai nên sẽ bị đau vai.
4. Giảm cảm giác thèm ăn
Khi ăn không có cảm giác ngon miệng, người ta thường cho rằng đường ruột có vấn đề, nhưng gan bị tổn thương cũng ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của con người.
Gan được nối với dạ dày, gan tiết ra mật, ruột và dạ dày sử dụng mật để tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi gan bị tổn thương, quá trình bài tiết mật bị ảnh hưởng, thức ăn khi ăn vào không thể tiêu hóa hết sẽ tích tụ lại trong dạ dày và ruột khiến bạn chán ăn, đầy bụng.
5. Nốt ruồi mạng nhện
Theo thống kê, hầu hết bệnh nhân ung thư gan đều có nốt ruồi hình mạng nhện trên cơ thể. Loại nốt ruồi này trông giống như con nhện, ở giữa nốt ruồi có một điểm tâm, xung quanh có các mao mạch hướng tâm, chủ yếu xuất hiện ở mặt và ngực.
Sau khi gan bị tổn thương, chức năng trao đổi chất bị rối loạn, giảm khả năng ức chế estrogen, hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng cao sẽ kích thích các đầu động mạch trên bề mặt da và sinh ra các “nhánh” hướng tâm ở thượng bì.
Để bảo vệ sức khỏe lá gan, nên thực hiện 3 điều sau:
1. Uống trà
Trà rất giàu các loại khoáng chất, giúp chúng ta thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe của gan.
2. Không thức khuya
Gan là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể con người, thực hiện hơn 500 hoạt động hóa học. Thời gian giải độc của nó là từ 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng, hiệu quả thải độc trong khoảng thời gian này cao hơn nhiều so với các thời điểm khác. Nếu thức khuya trong thời gian này, khả năng giải độc của gan sẽ bị suy giảm, gây hại cho cơ thể.
3. Vận động
Khi vận động, máu trong cơ thể được lưu thông tốt, tốc độ tuần hoàn được đẩy nhanh, đưa máu và oxy đến gan nhiều hơn, tống độc tố và chất cặn bã dư thừa ra ngoài, cải thiện chức năng gan.
Duy trì thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày, tuy nhiên cần tránh vận động gắng sức.
Bác Nguyễn Viết Nam, 65 tuổi, ở Phong Châu, Phú Thọ bị tai biến mạch não dẫn đến bán thân bất toại đã 3 tháng nay. Cách...
Nguồn: [Link nguồn]