"Thủ phạm" gây viêm phổi, biến chứng nặng ở trẻ, cha mẹ cần cẩn trọng!
Gần đây, nhiều bệnh viện ghi nhận tình trạng trẻ nhập viện do phế cầu gây bệnh nặng, trong đó, phần lớn là các ca bệnh viêm phổi nặng. Tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), số trẻ nhập viện do bệnh lý liên quan đến hô hấp gia tăng. Trung bình, khoa tiếp nhận tầm 30 ca bệnh/ngày và trên 80% nguyên nhân viêm phổi nặng đều do phế cầu.
Phế cầu – Vi khuẩn nguy hiểm, có khả năng kháng kháng sinh cao
Phế cầu được xem là tác nhân phổ biến gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra khoảng 1,6 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm, trong đó gần 50% là trẻ em dưới 5 tuổi.
Phế cầu là tác nhân thứ hai gây ra viêm phổi mắc và phải nhập viện, chỉ sau virus hợp bào hô hấp (RSV).
Loại vi khuẩn này rất phổ biến nhưng cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ dưới 2 tuổi, trẻ có đề kháng kém hoặc bệnh mãn tính. Bởi đây là đối tượng có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, khi mắc phế cầu dễ diễn tiến nặng. Không chỉ vậy, phế cầu còn là « thủ phạm » gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như viêm phổi, tràn mủ màng phổi, viêm màng não mủ, viêm tai giữa... Thậm chí, có thể dẫn đến di chứng nặng nề như nhiễm trùng máu, viêm phổi hoại tử…
Nguy hiểm hơn, bệnh do phế cầu diễn biến nặng nhanh, tỷ lệ di chứng tử vong cao, tình trạng kháng thuốc gia tăng khiến việc điều trị gặp khó khăn. Trong nghiên cứu được thực hiện trên 124 bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM từ tháng 1/2018 đến tháng 9/2021, tỷ lệ phế cầu đa kháng thuốc tăng lên đáng kể từ 74.5% (năm 2008-2009) lên đến 94.5% (năm 2018-2021). Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp phế cầu khuẩn vào danh sách 12 loại vi khuẩn kháng thuốc mạnh mẽ và gây hậu quả nghiêm trọng nhất.
Viêm phổi do phế cầu có thể diễn tiến nhanh, tỷ lệ tử vong và khả năng kháng thuốc cao
Thêm vào đó, thời điểm giao mùa từ hè sang thu hiện nay chính là điều kiện thuận lợi để viêm phổi tăng cao. Bởi virus, vi khuẩn phát triển mạnh, lại thêm chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khiến đường thở khó thích nghi, nhạy cảm và dễ nhiễm bệnh. Hơn nữa, cách dùng quạt và điều hòa không đúng, dễ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ hơn.
Chưa kể, thời gian này, nhiều dịch bệnh truyền nhiễm đang song hành, trong khi dịch sốt xuất huyết, đau mắt đỏ bước vào cao điểm, thì một số bệnh như tay chân miệng, thủy đậu diễn biến phức tạp khi trẻ đi học trở lại. Điều này càng dễ khiến trẻ mắc đồng thời nhiều bệnh, khiến bệnh tình của trẻ có thể nghiêm trọng hơn.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm phổi do phế cầu ở trẻ ?
Trước hết, cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng phế cầu cũng như các mũi tiêm khác trong chương trình tiêm phòng để giảm nguy cơ viêm phổi do virus, vi khuẩn, ngăn ngừa đồng nhiễm, bội nhiễm và làm giảm mức độ nghiêm trọng nếu mắc bệnh.
Tiêm phòng là biện pháp cần thiết và quan trọng để hạn chế việc nhiễm phế cầu ở trẻ
Ngoài ra, cha mẹ cần giúp trẻ phòng bệnh bằng cách hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mầm bệnh. Cụ thể, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với các bề mặt công cộng, đồ chơi, đồ dùng chung ; che mũi, miệng khi ho và hắt hơi; tránh khu vực có người hút thuốc lá; giảm tiếp xúc với người mắc bệnh hô hấp; đeo khẩu trang ở nơi đông người. Bên cạnh đó, cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh khi trẻ mắc bệnh để tránh tình trạng kháng thuốc.
Tuy nhiên, phế cầu là một loại vi khuẩn rất đặc biệt vì nó có sẵn trong vùng hầu họng của mỗi người. Khi thời tiết thay đổi hoặc gặp phải vấn đề nào đó khiến sức đề kháng suy giảm, vi khuẩn phế cầu rất dễ xâm nhập và tấn công gây bệnh cho trẻ. Vì vậy, chỉ khi đề kháng khỏe, thì trẻ mới có thể "chiến đấu" với vi khuẩn phế cầu, cũng như các virus, vi khuẩn khác. Từ đó, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, giảm mức độ bệnh và nhanh hồi phục hơn nếu chẳng may mắc bệnh.
Để tăng đề kháng cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo cho con ngủ đủ giấc, vận động phù hợp, uống đủ nước và dinh dưỡng đầy đủ. Bên cạnh đó, để "nâng cấp" thể trạng cho trẻ nhanh chóng và hiệu quả, cha mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm tăng đề kháng đặc hiệu cho con. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đem lại hiệu quả.
Lựa chọn sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng nào để đem lại hiệu quả nhanh chóng, giúp con cải thiện miễn dịch tối ưu?
Điều quan trọng nhất khi lựa chọn sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ, chính là cha mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có hoạt chất tăng đề kháng đặc hiệu. Bởi đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của sản phẩm. Trong đó, các sản phẩm có chứa hoạt chất “vàng” Beta-glucan được đánh giá cao hơn cả.
Hoạt chất này an toàn tuyệt đối đối với trẻ, giúp kích thích miễn dịch hoạt động mạnh mẽ, chống lại sự tấn công của các vi khuẩn, virus chỉ sau 72h sử dụng. Đặc biệt, hàm lượng Beta-glucan càng cao thì hiệu quả kích thích hệ miễn dịch càng tốt, do đó, cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm có hàm lượng cao hoạt chất đặc hiệu này.
Trên thị trường hiện nay, Gadopax Forte là sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng có chứa hàm lượng Beta-glucan cao vượt trội. Hơn nữa, Gadopax Forte còn kết hợp Beta-glucan với vitamin C, D và Kẽm tạo thành “bộ tứ hoàn hảo” đem đến tác dụng hiệp đồng tối ưu trên hệ miễn dịch của trẻ. Nhờ đó, trẻ có sức đề kháng đủ mạnh để “đương đầu” với các tác nhân gây bệnh từ môi trường phức tạp bên ngoài.
Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, Vitamin C và Vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội. Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế. Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/ Hotline: 1800 2828 32 Sản phẩm được phân phối bởi Công ty CP Prohealth Việt Nam. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
Nguồn: [Link nguồn]
Cũng như bao bà mẹ khác, chị Hằng luôn mong Đu Đủ có một sức khoẻ tốt để vui chơi, học tập. Thế nhưng kể từ khi đi nhà trẻ, con bị ốm liên tục, cứ ho, sổ mũi rồi sốt,...