Thông tin mới nhất về chấn thương của Nguyễn Xuân Son

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bác sỹ Võ Tường Kha cho biết, theo thông tin từ bác sỹ đang chăm sóc, điều trị thì trường hợp của cầu thủ Xuân Son may mắn là không có tổn thương gối, cổ chân và bộ phận khác.

Tối 5/1, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng 3-2 trước Thái Lan và lần thứ 3 lên ngôi vô địch AFF Cup. Đáng chú ý, tiền đạo Xuân Son còn nhận hai danh hiệu cá nhân "Vua phá lưới" và "Cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu". Đồng đội của anh đã thể hiện sự đoàn kết và tôn vinh anh bằng cách cầm áo đấu của Xuân Son khi nhận giải. Tuy nhiên, nỗi lo lắng lớn đối với người hâm mộ bóng đá là chấn thương nặng của cầu thủ Xuân Son.

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và ban huấn luyện đang phối hợp với các chuyên gia y tế để xác định phương án điều trị tốt nhất cho Xuân Son, nhằm đảm bảo anh có điều kiện phục hồi tối ưu.

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và ban huấn luyện đang phối hợp với các chuyên gia y tế để xác định phương án điều trị tốt nhất cho Xuân Son, nhằm đảm bảo anh có điều kiện phục hồi tối ưu.

Theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Nguyễn Xuân Son bị gãy một phần ba giữa xương mác và xương chày.

Trao đổi với PV, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sỹ Võ Tường Kha, nguyên Giám đốc Bệnh viện Thể thao, Trưởng Bộ môn Y học thể thao, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, qua trao đổi với đoàn bác sĩ của VFF tại Thái Lan, cầu thủ Xuân Son bị gãy 1/3 giữa xương cẳng chân phải. Kiểm tra sơ bộ chưa thấy có tổn thương ở đầu gối và cổ chân. Phần gãy không di lệch nhiều, không có nhiều mảnh gãy cả hai xương nên kỹ thuật nắn chỉnh phức tạp hơn nhưng cơ hội phục hồi sớm.

Dự đoán về thời gian phục hồi, Phó giáo sư Võ Tường Kha cho biết, trường hợp của cầu thủ Xuân Son may mắn là không có tổn thương gối, cổ chân và bộ phận khác, nên có cơ hội hồi phục tốt, nhưng phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm trình độ kỹ thuật của kíp phẫu thuật, chăm sóc hậu phẫu, không bị nhiễm trùng sau mổ, tập phục hồi chức năng, dinh dưỡng và tâm lý.

Thông thường, với vận động viện độ tuổi 25-30 tuổi (Xuân Son 27 tuổi) sẽ cần khoảng 1-1,5 tháng để can xương liền. Tuy nhiên, ngay sau phẫu thuật bệnh nhân đã cần phải tập vận động tránh teo cơ, cứng khớp giúp quá trình phục hồi chức năng khó hơn.

Việc tập phục hồi chức năng theo các bài tập liên quan đến sức bền, sức mạnh cơ từng nhóm cơ căng chân, cơ đùi, biên độ hoạt động khớp, nâng dần các lượng vận động bài tập tùy theo tiến triển phục hồi và dưới sự chỉ định và giám sát cầu thủ thực hiện kê đơn tập luyện. Trung bình, 2-3 tuần là vận động viên phải thay đổi bài tập vận động theo chỉ định đơn tập luyện của bác sĩ phục hồi chức năng, bác sỹ y học thể thao theo . Sau 4-6 tuần, có thể tập đứng, đi, tập phục hồi chức năng kèm nạng.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sỹ Võ Tường Kha, nguyên Giám đốc Bệnh viện Thể thao luôn đồng hành cùng thể thao nước nhà. 

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sỹ Võ Tường Kha, nguyên Giám đốc Bệnh viện Thể thao luôn đồng hành cùng thể thao nước nhà. 

Đến giai đoạn 3 tháng, cầu thủ này có thể bỏ nạng và bắt đầu tập các bài tập sức mạnh, sức bền với tải tăng dần nặng hơn, đầy đủ và các bài tập riêng với bóng.

Đến giai đoạn 9-12 tháng, bác sĩ phải phẫu thuật lần 2 để lấy phương tiện kết hợp xương định xương. Sau ca mổ này, bệnh nhân tiếp tục phải phục hồi chức năng thêm lần nữa. Vận động viên thực hiện nghiên túc, kiên trì theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ phục hồi chức năng, y học thể thao, dinh dưỡng, liệu pháp tâm lý, thì thời gian có thể phục hồi hoàn toàn từ 15-18 tháng mới có thể trở lại thi đấu bình thường.

“Yếu tố đảm bảo an toàn tâm lý rất quan trọng nên buộc có bác sĩ tâm lý để Xuân Son yên tâm điều trị”, BS Kha nói.

Theo PGS Võ Tường Kha, quá trình phục hồi thành công hay không phụ thuộc vào 8 yếu tố quan trọng:

1. Mức độ gãy xương: Gãy kín hay gãy hở, gãy đơn giản hay gãy phức tạp.

2. Kỹ thuật phẫu thuật: Sự thành công của ca phẫu thuật phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, bao gồm khả năng chỉnh xương, cố định xương đúng vị trí.

3. Chăm sóc hậu phẫu tốt, tránh nhiễm trùng.

4. Quá trình phục hồi chức năng: Việc tập vật lý trị liệu và theo dõi sau phẫu thuật rất quan trọng. Nếu không chăm sóc tốt, dễ xảy ra tình trạng teo cơ hoặc giảm khả năng vận động của chân.

5. Chăm sóc dinh dưỡng theo đơn thực dưỡng của bác sỹ chuyên khoa từng giai đoạn hồi phục

6. Liệu pháp tâm lý cho vận động viên từng giai đoạn, để yên tâm trị bệnh hồi phục, trở lại ổn định tâm lý tập luyện, thi đấu, dám cạnh tranh, đối kháng.

7. Thể trạng người bệnh: Thể lực và khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể đóng vai trò quyết định.

8. Yếu tố rủi ro: Mặc dù ca phẫu thuật có thể thành công, nhưng các yếu tố bên ngoài như nhiễm trùng, tai biến hoặc việc chủ quan trong quá trình dưỡng thương có thể ảnh hưởng đến kết quả hồi phục.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chưa thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng hồi phục, vì còn phụ thuộc vào kết quả phẫu thuật và quá trình theo dõi sau đó.

“Thời gian liền xương có thể từ 6 đến 12 tuần. Sau khi liền xương, bệnh nhân sẽ tập các bài tập phục hồi chức năng tích cực để sớm quay lại với thể...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
AFF Cup 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN