Thời tiết nắng nóng, số ca mắc viêm phổi tăng đột biến ở cả người lớn và trẻ em

2 tháng trở lại đây, chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tiếp nhận số lượng khách hàng lớn đến thăm khám với các triệu chứng ban đầu như ho, sốt, đau rát họng, đau mỏi người đặc biệt số lượng bệnh nhân viêm phổi gia tăng đột biến - tăng gần 70% so với các tháng đầu năm - cảnh báo nhiều nguy cơ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Sau khi thực hiện những kiểm tra chuyên sâu, gần 1/3 trong số đó được chẩn đoán mắc viêm phổi. Tỉ lệ nhập viện điều trị viêm phổi cũng tăng cao hơn so với thời gian trước với 54,46% bệnh nhân độ tuổi trưởng thành và 45,54% là trẻ em, trẻ vị thành niên. Đáng chú ý có những ca bệnh biểu hiện không rõ ràng và không kéo dài nhưng khi thăm khám bệnh đã tiến triển nặng.

Nắng nóng kéo dài, số người nhập viện vì viêm phổi tăng cao ở cả người lớn và trẻ em

Nắng nóng kéo dài, số người nhập viện vì viêm phổi tăng cao ở cả người lớn và trẻ em

Như trường hợp chị L.T.Lan - 38 tuổi, trước khi đi khám 5 ngày chị có dấu hiệu ho rải rác, không sốt, không đau họng. Chị đưa con bệnh viện Hồng Ngọc khám nhi, nhân tiện kiểm tra. Qua khám lâm sàng, bác sĩ thấy có bất thường ở phổi và chỉ định chụp X-quang. Kết quả chụp cho thấy chị bị viêm phổi khá nặng, phổi trái có nhiều vết mờ và được chỉ định nằm viện điều trị.

Và rất nhiều ca bệnh có triệu chứng điển hình của viêm phổi. Như trường hợp bệnh nhân N.T.Bình - 5 tuổi, bé có dấu hiệu ho đờm, đau rát họng, sốt cao nhất 39 độ C,... 2 ngày trước khi đi khám. Bác sĩ chỉ định chụp X-quang và kết luận bé bị viêm phổi, cần nhập viện điều trị.

Nguyên nhân sơ bộ

Theo các bác sĩ chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, nhiều bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi có kết quả xét nghiệm dương tính với các tác nhân như: Mycoplasma pecumoniac, Haemophilus influenzae, phế cầu,…

Các bác sĩ nhận định, thời gian gần đây, thời tiết thay đổi, nắng nóng quá mức kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp. Hầu hết các trường hợp chỉ nghĩ là bị cảm cúm thông thường, ho kéo dài nhưng chủ quan không đi khám mà chỉ mua thuốc tự điều trị tại nhà, vô tình khiến tình trạng bệnh tăng nặng.

Hình ảnh phim chụp X-quang phổi có nhiều vết mờ

Hình ảnh phim chụp X-quang phổi có nhiều vết mờ

Chế độ ăn uống không khoa học, việc thường xuyên di chuyển và thực hiện phòng bệnh như đeo khẩu trang không được chú trọng khiến nguy cơ virus, vi khuẩn đường hô hấp phát tán nhanh, nguy cơ tiến triển viêm phổi cao.

“Hầu hết các trường hợp bệnh nhân đều có tiền sử mắc COVID-19 khiến hệ miễn dịch suy giảm và hệ hô hấp dễ bị tổn thương hơn.” - BSCKII Lê Thị Trâm – Chuyên khoa Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho biết.

Phát hiện và điều trị viêm phổi sớm để hạn chế biến chứng nặng nề

Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm phổi, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết như: chụp X-quang xem tình trạng của phổi, xét nghiệm máu để xác định mức độ viêm nhiễm, khám tai mũi họng và nội soi phế quản (nếu cần) để đánh giá tình trạng bệnh.

Khi đã chắc chắn bệnh nhân bị mắc viêm phổi, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân nhiễm bệnh, loại virus, vi khuẩn mắc phải, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Phương pháp xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi đang được áp dụng phổ biến là: cấy đờm trong phòng thí nghiệm để tìm ra vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi và xét nghiệm Realtime PCR 26 tác nhân với độ nhạy, độ đặc hiệu cao để phát hiện đồng thời nhiều mầm bệnh. Trong tháng 5/2023 tại bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, 85% mẫu xét nghiệm Realtime PCR cho kết quả định danh được tác nhân gây viêm phổi.

Khách hàng thăm khám tại khoa Hô hấp – BV Hồng Ngọc

Khách hàng thăm khám tại khoa Hô hấp – BV Hồng Ngọc

Khi xác định được căn nguyên gây ra bệnh viêm phổi, phác đồ điều trị được cá thể hóa, riêng biệt và phù hợp với từng bệnh nhân: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng tình trạng bệnh, tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh không phù hợp. Nhờ đó, hiệu quả điều trị cao hơn, thời gian điều trị được rút ngắn.

“Dự báo thời gian tới số ca nhập viện do viêm phổi vẫn còn tăng cao hơn nữa trong những tháng cao điểm nắng nóng. Bởi vậy, người dân cần chủ động phòng bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, nên thực hiện đeo khẩu trang và sát khuẩn thường xuyên ở nơi công cộng; chủ động tăng sức đề kháng cho mình và gia đình. Khi có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm đường hô hấp, người dân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để có phác đồ điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.” - Bác sĩ Trâm khuyến cáo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN