Thời tiết chuyển mùa, người bị viêm phế quản nhất định phải biết điều này để không lo bị tái phát

Sự kiện: Sống khỏe

Hen phế quản không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị sớm, để lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo các chuyên gia y tế, thời tiết ẩm, gió lốc và những cơn giông khiến nhiều phấn hoa, nấm mốc bay cao trong không khí. Hơn nữa độ ẩm cao khiến chúng được phân tán thành nhiều mảnh nhỏ và có thể phân tán khắp mọi nơi trong không khí. Những người bị bệnh hen phế quản, khi hít thở phải luồng không khí này rất dễ bị tái phát.

Theo các bác sĩ, hen phế quản là tình trạng viêm đường hô hấp mạn tính. Bệnh gây sưng phù, tăng tiết nhầy, phù nề niêm mạc đường thở khiến người bệnh khó thở, khò khè, nặng ngực.

Người bị hen phế quản thường có biểu hiểu hiện: Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng.

Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Khó thở tạo thành tiếng rít như tiếng "cò cử".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thực tế, hen phế quản không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị sớm, để lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn phế quản, suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mãn tính, ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Để hạn chế tái phát bệnh hen phế quản vào mùa lạnh, người bệnh cần:

- Dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở người đã từng bị hen và việc này càng nên được chú ý vào mùa lạnh. Vì thời tiết lạnh dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, virus, cảm cúm... làm phế quản co thắt dẫn đến cơn hen cấp.

- Người bệnh hen phế quản không nên lao động quá nặng, vận động quá sức. Nên làm việc phù hợp với tình trạng sức khỏe, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

- Đối với những người có cơ địa dị ứng càng cần phải chú ý đến môi trường sống, nên tránh tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng như: phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá… Nếu môi trường làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với chất gây dị ứng, tốt nhất nên chuyển đổi nghề nghiệp để bảo vệ sức khỏe.

- Ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước. Thường xuyên luyện tập thể lực bằng các bài tập phù hợp với sức khỏe cũng là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

3 nhóm thực phẩm người bệnh hen nên tránh

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Thực phẩm dễ gây dị ứng

Đối với người bệnh hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản nên lưu ý tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như: một số loại hải sản, nhộng ong, nhộng tằm… Đặc biệt, nếu đã từng dị ứng với một loại thức ăn nào thì tuyệt đối không sử dụng loại thức ăn đó nữa.

- Hạn chế muối

Ăn nhiều muối dễ gây ra tình trạng phù nề có ảnh hưởng xấu đến hô hấp của người bệnh. Vì vậy, người bệnh hen nên hạn chế ăn muối, chỉ nên sử dụng 5g mỗi ngày. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối như: thịt nguội, xúc xích, dăm bông, thịt xông khói…

- Hạn chế thực phẩm sinh hơi

Ăn quá nhiều các loại thực phẩm sinh hơi sẽ tạo áp lực lên cơ hoành, có thể làm tăng nguy cơ kích thích cơn hen. Vì vậy, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm này gồm: bắp cải, đồ uống có gas, hành tây, thức ăn chiên rán...

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ húng hắng ho, tức ngực, 1 tháng sau người đàn ông bất ngờ phát hiện ung thư phổi

Khi nhận được kết quả, người bệnh cùng gia đình rất bất ngờ bởi trước khi vào viện khoảng 1 tháng người bệnh chỉ có cảm giác tức ngực và thỉnh thoảng có húng hắng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN