Thói quen phàn nàn làm thay đổi chức năng não ra sao?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Khi bạn phàn nàn, cơ thể giải phóng hormone căng thẳng, kéo theo các thay đổi và tái thiết lập não bộ, tạo ra những suy nghĩ tiêu cực hơn.

Ảnh: Weekly Update

Ảnh: Weekly Update

Làm giải phóng hormone cortisol

Tiến sĩ Sheetal Goyal, bác sĩ tư vấn thần kinh, Bệnh viện Wockhardt (Ấn Độ), cho biết khi chúng ta phàn nàn, sẽ kích hoạt một phản ứng dây chuyền trong não, có thể gây ra những tác động đáng chú ý trong ngắn hạn và dài hạn.

"Phàn nàn kích hoạt hạch hạnh nhân, phần não xử lý những cảm xúc như căng thẳng và sợ hãi. Sự kích hoạt này giải phóng các hormone gây căng thẳng như cortisol, được thiết kế để giúp cơ thể phản ứng với những thách thức trước mắt", bà Goyal nói.

Theo bà, việc phàn nàn thường xuyên có thể làm tăng nồng độ cortisol, dẫn đến tình trạng căng thẳng dai dẳng, làm suy yếu chức năng nhận thức, giảm khả năng tư duy phản biện của não và ảnh hưởng đến trí nhớ.

Gây ra các thay đổi về mặt vật lý ở não

Nhà tâm lý học Juhi Pandey cho biết hồi hải mã là một phần não chịu trách nhiệm chính về trí nhớ và ra quyết định, việc phàn nàn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như chức năng của hồi hải mã, làm thay đổi hành vi.

"Khi phàn nàn, chúng ta đang cố gắng trốn tránh việc tự trách mình và đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài", tiến sĩ Parth Nagda, cố vấn khoa tâm thần, Bệnh viện Kokilaben Dhirubhai Ambani, Navi Mumbai, cho biết.

Theo ông, việc tập trung vào vấn đề thay vì tìm giải pháp khiến vỏ não trước trán - liên quan đến tư duy logic và ra quyết định - kém hoạt động hơn. Điều này cũng khiến bạn khó suy nghĩ rõ ràng hoặc giải quyết các vấn đề mà bạn đang phàn nàn.

Làm tái thiết lập não bộ

Tiến sĩ Goyal cũng cho biết việc phàn nàn liên tục sẽ tái thiết lập não bộ theo hướng tiêu cực. "Các tế bào thần kinh thường xuyên hoạt động cùng nhau bắt đầu hình thành những kết nối mạnh hơn, khiến não dễ dàng chuyển sang các kiểu suy nghĩ tiêu cực hơn", ông nói.

Đây được gọi là tính dẻo thần kinh, về cơ bản có nghĩa là bạn càng phàn nàn nhiều, bạn càng có khả năng tiếp tục phàn nàn vì não làm việc này hiệu quả hơn.

Sau khi phàn nàn, não có thể mất một thời gian để phục hồi. Theo ông Goyal, trung bình nồng độ cortisol có thể duy trì ở mức cao trong tối đa 30 phút sau một tương tác tiêu cực.

Các tác động khác của việc phàn nàn đối với cơ thể

Việc phàn nàn dai dẳng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Tiến sĩ Goyal cho biết: "Tiếp xúc lâu dài với mức cortisol cao có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, góp phần gây ra lo lắng và trầm cảm. Nó cũng có thể dẫn đến giảm sự hài lòng chung về cuộc sống, vì suy nghĩ tiêu cực theo thói quen khiến bạn khó tập trung vào các kết quả và giải pháp tích cực".

Để chống lại và giảm thiểu những tác động này, bà gợi ý nên thực hiện các biện pháp như chánh niệm, biết ơn và tái cấu trúc nhận thức để giúp rèn luyện lại não theo các kiểu suy nghĩ tích cực, mang tính xây dựng hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hướng Dương (Theo Indian Express) ([Tên nguồn])
Kiến thức sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN