Thói quen nguy hiểm biến thận thành túi chứa sỏi, bỏ ngay kẻo 'hối không kịp'
Thận rất dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, một số thói quen hàng ngày lại cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây sỏi thận mà bạn ít khi ngờ tới.
Ảnh minh họa: Internet
Theo thống kê, cứ 10 người thì có 1 người bị sỏi thận trong quá trình sinh sống. Nam thường bị nhiều hơn nữ. Người bị bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì có nguy cơ bị sỏi thận hơn những đối tượng khác.
Kích thước của sỏi thận rất thay đổi, có khi nhỏ như hạt cát, có khi to như hòn đá cuội, thậm chí to như quả banh golf. Nhìn chung, kích thước sỏi càng to, người bệnh càng có nhiều triệu chứng như: Đau vùng hông lưng (1 hoặc 2 bên); Đau như quặn thắt hoặc đau dạ dày, mà không thuyên giảm sau dùng thuốc; Tiểu ra máu; Buồn nôn hoặc nôn; Sốt, lạnh run; Nước tiểu có mùi hôi và đục (nếu có nhiễm trùng tiểu).
Những thói quen nguy hiểm gây sỏi thận:
Nhịn tiểu
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà rất nhiều người mắc phải gây ra các vấn đề liên quan đến thận. Nước tiểu bị giữ quá lâu, vi khuẩn tăng nhanh dẫn đến nhiễm trùng thận, hình thành sỏi và tiểu không tự chủ.
Uống ít nước
Không phải ai cũng chú ý cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể. Lịch làm việc, họp hành, gặp đối tác dày đặc khiến bạn thường quên uống nước. Uống ít nước thậm chí là không cung cấp nước cho cơ thể dẫn đến mất nước, nước tiểu trở nên đậm đặc hơn, tạo điều kiện hình thành sỏi, gây tổn thương thận.
Ngồi lâu một chỗ, ít vận động
Hoạt động thể chất giúp cải thiện huyết áp và đảm bảo duy trì sức khỏe thận,trạng thái tĩnh làm cơ thể không được kích hoạt, thận làm việc thiếu năng động hơn, dẫn đến việc tống các chất cặn bã ra ngoài gặp nhiều khó khăn.
Ăn chay sai cách, thiếu cân bằng
Ăn uống thiên lệch, thiếu sự đa dạng với các món chay cũng có thể dễ dẫn đến tạo sỏi trong cơ thể. Đặc biệt ở những người muốn giảm cân thường có thói quen ăn nhiều chất xơ thiếu cân bằng cũng dễ tạo sỏi, tin vào cách ăn chay chưa lành mạnh.
Ví dụ, các loại rau như rau bina, cần tây, cà chua và măng rất giàu axit oxalic. Tiêu thụ những món ăn này quá mức trong khi thiếu các chất dinh dưỡng khác ăn kèm có thể tạo ra sự kết tủa trong quá trình bài tiết, từ đó tạo thành sỏi.
Hoặc các món ăn chay đơn điệu nếu kết hợp với canxi trong các sản phẩm đậu nành hoặc viên canxi dùng đường uống, nó cũng dễ tạo thành sỏi vì sự mất cân bằng trong quá trình xử lý và hấp thụ dinh dưỡng.
Ăn quá nhiều dầu
Nấu ăn quá nhiều chất béo, chất béo trong cơ thể cũng sẽ tăng theo. Khi chất béo trong cơ thể càng cao, đặc biệt là trong thức ăn có hàm lượng chất béo càng cao thì sẽ giảm lượng hấp thụ canxi tương ứng khi chúng kết hợp với nhau trong đường ruột, từ đó làm tăng sự hấp thu oxalate.
Nếu xuất hiện các vấn đề về bài tiết, ví dụ như uống ít nước, đi tiểu thấy ít nước tiểu, ra mồ hôi nhiều hơn thì rất dễ hình thành sỏi thận.
Ăn quá nhiều đường
Đường là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể con người. Nó cần được bổ sung với một lượng thích hợp. Tuy nhiên, nếu lượng tiêu thụ quá nhiều, nồng độ ion canxi, axit oxalic và axit uric trong nước tiểu sẽ tăng lên, và axit uric sẽ tăng lên. Từ đó hình thành sỏi urate hoặc sỏi oxalate.
Lười vận động
Sỏi trong cơ thể cũng có thể hình thành do thói quen lười vận động. Bởi vì nếu ít tập thể dục sẽ không có lợi cho sự hấp thụ canxi, từ đó làm tăng hàm lượng muối canxi trong nước tiểu, tạo ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu.
Ảnh minh họa: Internet
Theo PGS Lê Bạch Mai – nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để phòng sỏi thận thì cần thay đổi chính thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Đối với chế độ ăn phòng ngừa sỏi thận tiết niệu thì nguyên tắc đầu tiên phải đảm bảo bữa ăn đa dạng, trên 15 loại thực phẩm trong 8 nhóm thực phẩm trong một bữa ăn.
Không lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn như thịt hộp, thịt đỏ, quá nhiều chất béo.
Chế độ ăn đủ rau, hiện nay mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu về rau, cần ăn 400gr rau/người/ngày thiên về xu hướng kiềm hơn để bớt lắng đọng, tạo sỏi thận.
Không nên ăn mặn, dư thừa natri dễ tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, tạo nước tiểu khó hơn, dễ ứ đọng tạo sỏi thận.
Nên hạn chế chất kích thích trà, cà phê, rượu vì không tốt cho sức khỏe của thận.
Không lạm dụng đường đơn, đường đôi vì hệ thống điều hòa đường huyết không tốt, rối loạn glucoser… ảnh hưởng chức năng thận.
Uống đủ nước 2-2,5l nước/ngày; 400ml nước cho 10kg trọng lượng, đảm bảo nước tiểu đi ra không màu vàng đậm, mà chỉ có màu vàng nhạt trong giúp đào thải mọi cặn bã trong đó thường xuyên nhất.
Tạo vận động thường xuyên từ 30-45p/ ngày và 5 ngày/tuần, giảm cơ hội lắng đọng chất khoáng tạo sỏi thận.
Thận được biết đến với chức năng chính là lọc máu cơ thể, tuy nhiên vai trò của chính của thận còn được biết đến...