Thói quen dùng điện thoại khi đi vệ sinh khiến việc rửa tay phòng Covid-19 hóa thành công cốc

Trên điện thoại chứa hàng ngàn con vi khuẩn và nó có thể sống dai cả tuần trên bề mặt cứng. Vì vậy, thói quen mang theo điện thoại đi vệ sinh là một con đường lây nhiễm virus tiềm tàng mà nhiều người chủ quan bỏ qua.

Để phòng tránh virus Covid-19, hầu hết mọi người đều được khuyên rằng nên sử dụng khẩu trang mọi lúc mọi nơi, nhất là khi đến những nơi công cộng. Mặc dù khẩu trang có thể mang lại cảm giác an toàn, 1 chai nước khử trùng tay có thể khiến nhiều người an tâm hơn, nhưng sự bảo vệ này là không tuyệt đối. Bộ Y tế Anh đã khuyên rằng việc rửa tay với xà phòng cách tốt nhất để đề phòng lây nhiễm virus.

Tuy nhiên có một lỗ hổng trong việc rửa tay đó là nhiều người có thói quen mang theo điện thoại di động khi đi vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh, họ lại cầm lại điện thoại, nghĩa là vi khuẩn từ điện thoại vẫn bám vào tay như thường.

Chia sẻ về điều này, giáo sư William Keevil tại Đại học Southampton, Vương quốc Anh cho biết: "Bạn có thể rửa tay sạch sẽ, nhưng khi chạm vào màn hình điện thoại thông minh, sau đó vô tình đưa tay lên mặt thì đó là một con đường tiềm ẩn lây nhiễm virus".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tiến sĩ Perpetua Emeagi, giảng viên Khoa sinh học tại Đại học Liverpool Hope trong một nghiên cứu của mình đã cảnh báo rằng trên điện thoại có 17.000 chủng vi khuẩn, gấp 10 lần so với bồn cầu. Vi khuẩn có thể tồn tại 1 tuần trên bề mặt cứng. Điều này có nghĩa là chiếc điện thoại -  vật bất ly thân của nhiều người chính là một ổ sinh sôi virus.

Một nghiên cứu của cơ quan tiếp thị kỹ thuật số có trụ sở tại Birmingham, Anh, có tên là JellyBean vào năm ngoái đã phát hiện ra 54% người Anh có thói quen mang điện thoại khi đi vệ sinh.

Bên cạnh đó, công ty bảo hiểm Direct Line phát hiện những người có thói quen mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh thường ở trong đó 12 phút mỗi ngày, tương đương với 73 giờ hoặc 3 ngày mỗi năm.

Tiến sĩ Emeagi, người đang giảng dạy "sức khỏe cộng đồng" và "phát triển vắc-xin" ở Anh chia sẻ với trang Metro rằng một trong những rủi ro gây ô nhiễm nhất là xả nước không đóng nắp bồn cầu. Điều này càng làm tăng lên nguy cơ lây nhiễm virus Covid-19 ở những nơi công cộng. Trong những báo cáo, người ta phát hiện ra Covid-19 còn có thể lây lan qua phân. Vì vậy khi các hạt nước nhỏ li ti phát tán trong không khí sẽ là nguồn lây lan virus Corona.

Hành động mang theo điện thoại khi sử dụng nhà vệ sinh không chỉ khiến bản thân gặp những rủi ro về sức khỏe. Tiến sĩ Emeagi còn lưu ý rằng nhiều người cũng thường xuyên cho con cái họ mượn điện thoại, điều này khiến trẻ gặp nguy hiểm hơn. Cô nói thêm: "Đây là một thói quen phổ biến ở nhiều gia đình. Đặc biệt là vào giờ ăn cha mẹ thường đưa điện thoại cho con cái vừa ăn vừa xem. Đây là một trong những con đường khác lây nhiễm virus Corona rất dễ dàng đến toàn bộ thành viên trong gia đình".

Thậm chí tiến sĩ Emeagi còn nhấn mạnh rằng ngoài việc bạn ném điện thoại vào nồi nước sôi để nó không lây nhiễm mầm bệnh cho cả nhà, thì còn có một số cách khác để hạn chế việc lây lan virus này.

Đầu tiên là ngừng ngay việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh, sau đó thực hành tốt việc rửa tay đúng cách với xà phòng. Thứ 2 là làm sạch điện thoại thường xuyên bằng thuốc khử trùng tay trên khăn giấy, hoặc bằng khăn lau có ethanol. Thứ 3 là khi đi vệ sinh đừng bao giờ quên đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước để ngăn các hạt nước nhiễm khuẩn bắn vào không khí.

Muốn phòng tránh Covid-19 hiệu quả, mọi người cần biết rõ những điều này

Tình hình bệnh Covid-19 trên toàn thế giới đang diễn biến phức tạp, vì vậy mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Metro) ([Tên nguồn])
Cách phòng tránh Covid-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN