Thời điểm "vàng" nên ăn khoai lang để ngừa ốm vặt, 3 thời điểm trong ngày nên hạn chế ăn!

Sự kiện: Sống khỏe

Nếu muốn hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng của khoai lang để giảm cân và phòng trừ bệnh tật, bạn nhất định phải nắm được "thời điểm vàng" để ăn loại củ này

Khoai lang được mệnh danh là "siêu thực phẩm" vì giàu chất dinh dưỡng. Trung bình một củ khoai lang có 112 calo, 0,07 gram chất béo, 26 gram carbohydrate, 2 gram chất đạm, 3,9 gram chất xơ và nhiều loại vitamin khoáng chất khác như vitamin nhóm B, canxi, sắt, mangan, magiê,...

Với hàm lượng cao chất xơ, ít béo và nhiều vitamin,… khoai lang là thực phẩm đươc gợi ý nên sử dụng thường xuyên vào mùa đông lạnh để giúp cải thiện hệ miễn dịch với cơ thể, chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lợi ích của việc ăn khoai lang vào mùa đông

Tăng khả năng miễn dịch

Khoai lang cũng là một trong những thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn để phòng ngừa cảm lạnh và ho. Khoai lang không chỉ giàu năng lượng mà còn chứa beta carotene giúp đẩy lùi virut một cách nhanh chóng.

Ăn thường xuyên còn có thể tăng cường khả năng miễn dịch của bản thân, Đối với nhóm nữ, thường xuyên ăn khoai lang có thể bồi bổ cơ thể, trì hoãn lão hóa, đây cũng là thực phẩm cần thiết cho người ăn kiêng giảm cân, giúp tăng cảm giác no và được cơ thể hấp thu, tiêu hóa nhanh chóng. 

Giúp hạ huyết áp

Khoai lang là món ăn rất giàu kali. Những người có kiến thức về bệnh cao huyết áp đều biết rằng, người bệnh cao huyết áp cần bổ sung nhiều kali và ăn nhiều thực phẩm giàu kali rất tốt cho việc điều hòa huyết áp, khoai lang là một trong số đó.

Sau khi ion kali vào cơ thể, ở một mức độ nhất định, nó có thể làm giảm hàm lượng ion natri trong cơ thể, từ đó ổn định huyết áp. Tuy nhiên, những người đồng thời bị cao huyết áp và đường huyết thì không nên ăn khoai lang, thay vào đó có thể chọn các loại thực phẩm khác.

Giúp bảo vệ sức khỏe mạch máu

Khoai lang không chỉ giàu kali mà chúng còn rất giàu caroten, axit folic và nhiều loại vitamin khác nhau, tất cả những nguyên tố này giúp bảo vệ mạch máu. Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cũng rất cao, bệnh còn có nguy cơ đe dọa đến tính mạng và sức khỏe, vì vậy lời khuyên cho bạn là nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng dưỡng huyết, trong đó có khoai lang.

Thúc đẩy nhu động ruột và giải độc

Đối với những người bị táo bón, ăn khoai lang điều độ có thể có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón rất tốt, đó là do chất xơ có trong khoai lang cũng phong phú hơn, chất này đi vào cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình tiết dịch tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột. Tăng cường nhu động dạ dày, đại tiện nhanh, rút ngắn thời gian cư trú của độc tố trong cơ thể, cải thiện tình trạng táo bón và thải độc cho cơ thể.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3 thời điểm trong ngày nên tránh ăn khoai lang

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm "vàng nên ăn khoai lang là vào buổi sáng. Ăn vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng, giúp bổ sung năng lượng cho ngày mới, giúp đẹp da, ngừa ung thư, tim mạch đột quỵ, ăn khoai lang vào thời điểm này cũng giúp cân hiệu quả cho những người sợ béo. 

Tuy nhiên, cần tránh ăn vào 3 thời điểm sau:

- Không ăn sau 12 giờ trưa:  Thời gian này, khả năng trao đổi chất của cơ thể kém đi, do vậy hàm lượng đường trong khoai lang sẽ dễ tích tụ lại, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.

- Không ăn vào buổi tối: Dễ gây trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt với những người có dạ dày yếu hoặc người cao tuổi sẽ phải đối mặt với tình trạng đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ.

- Không ăn khoai lang khi đói: Do khoai lang có chứa chất đường, nếu ăn nhiều khi bụng đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín kỹ.

Khoai lang lành mấy cũng trở thành ”thuốc độc” với những người sau

Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích nhưng những người sau được khuyến cáo không ăn khoai lang kẻo "rước hoạ vào thân".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN