Thời điểm "nhạy cảm" nên tránh dùng điện thoại vì tàn phá cơ thể khủng khiếp, nếu muốn dùng điện thoại đêm nhất định phải biết điều này
Khoảng thời gian trong ngày được khuyến cáo không nên dùng điện thoại đó là sau 11 giờ tối và trước 4 giờ sáng.
Sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ đã trở thành thói quen của nhiều người. Gần như ai cũng hiểu tác hại của nó gây ra với sức khỏe. Song vẫn không bỏ được thói quen nằm "ôm" điện thoại trước khi ngủ.
Các chuyên gia cảnh báo, việc sử dụng điện thoại sau 11h đêm thường xuyên sẽ để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe:
Ảnh minh họa
Hại não, suy giảm trí nhớ
Việc tiếp xúc nhiều với điện thoại thông minh có thể tác động tiêu cực tới trí nhớ của chúng ta. Việc liên tục sử dụng điện thoại vào ban đêm và giấc ngủ bị gián đoạn khiến não không thể sữa chữa các kết nối bị hỏng. Đó là một trong những lý do khiến chúng ta cảm thấy bị suy giảm trí nhớ.
Tăng nguy cơ đái tháo đường, tim mạch, ung thư
Việc thức quá khuya sau 11h đêm để sử dụng điện thoại về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch của chúng ta. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những người dành quá nhiều thời gian trước màn hình điện thoại thông minh tạo ra thói quen ít vận động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch, ung thư, đau nhức cơ, xương, khớp...
Tăng nguy cơ trầm cảm
Nhìn chằm chằm vào điện thoại sau 11 giờ đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động có thể làm rối loạn kích thích tố và tình trạng giấc ngủ của bạn, từ đó tăng nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, tình trạng thiếu ngủ do dùng điện thoại quá nhiều cũng có thể gây ra cảm giác suy nhược về cảm xúc và tinh thần.
Hỏng võng mạc, mất thị lực
Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có bước sóng ngắn. Chúng liên tục nhấp nháy làm ảnh hưởng đến thị lực, làm căng mắt, thậm chí làm hỏng võng mạc. Hiệp hội thoái hóa điểm vàng Mỹ cho biết: Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại có thể gây tổn thương võng mạc, dẫn tới tình trạng nhìn mờ thoáng qua (hiện tượng mất thị lực mật cách đột ngột và có thể trở lại bình thường trong vài giây hoặc vài phút).
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu vẫn giữ thói quen sử dụng điện thoại đêm hạn chế tối đa những điều sau:
Ảnh minh họa
Không nằm nghiêng hay nằm sấp khi xem điện thoại
Nằm nghiêng sang trái hay sang phải đều sẽ nhanh chóng khiến thị lực của hai mắt bị chênh lệch do áp lực từ ánh sáng màn hình gây ra. Nằm sấp lâu ngày sẽ gây khó khăn cho tuần hoàn máu ở não và tay. Nằm ngửa là cách hợp lý nhất, bạn có thể đặt chiếc gối hay chăn trên ngực, phía dưới cánh tay để tạo nơi nâng đỡ.
Nếu buộc phải khi nằm, hãy nằm ngửa. Đây là cách hợp lý nhất để đỡ gánh nặng cho các bộ phận trên cơ thể, duy chỉ có cánh tay là không tránh khỏi sẽ mỏi. Để khắc phục, bạn có thể đặt chiếc gối hay chăn trên ngực, phía dưới cánh tay để tạo nơi nâng đỡ.
Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt
Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt, bởi ánh sáng màn hình luôn chiếu thẳng chứ nó không tự "uốn cong" sang chỗ khác được.
Do đó, chúng ta nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt trước khi đi ngủ và dùng trong điều kiện ánh sáng kém. Trẻ em không nên tiếp xúc với màn hình quá sớm và quá 30 phút/ngày.
Điều chỉnh độ sáng của màn hình
Điều chỉnh độ sáng của màn hình điện thoại đến mức thấp vừa phải có thể nhìn rõ chứ không nên để tối quá hoặc sáng quá, sẽ ảnh hưởng tới mắt.
Quan hệ tình dục qua điện thoại bao gồm việc mô phỏng quan hệ tình dục sử dụng cuộc gọi thoại, cuộc gọi video hoặc các dịch vụ nhắn tin…"Yêu" qua điện thoại, cặp...
Nguồn: [Link nguồn]