Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ
Theo các chuyên gia tốc độ tăng trưởng chiều cao của người Việt Nam còn chậm hơn so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới.
Ảnh minh hoạ
Những con số buồn
Theo TS Trương Hồng Sơn – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam chiều cao của con người đã tăng đều trong suốt hai thế kỷ qua trên toàn thế giới. Xu hướng này phù hợp với những cải thiện về chỉ số sức khỏe cũng như dinh dưỡng trong giai đoạn này.
Theo khảo sát được đăng tải trên OurWorldInData.org năm 2017, nếu tính trên những người trưởng thành sinh năm 1980, Bắc Mỹ hiện tại là khu vực có chiều cao trung bình cao nhất thế giới (khoảng 180cm). Nam Á là khu vực có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới (khoảng 165cm)
Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng 2009 -2010: Trong vòng 34 năm từ 1975 đến 2009, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam tăng 4,4cm (t ừ 160cm lên 164,4cm), cũng trong khoảng thời gian này, chiều cao trung bình của nữ giới Việt Nam tăng 3.4cm (từ 150cm lên 153,4cm). Còn tính trong vòng 100 năm qua nam giới Việt cao them được 9,1 cm, nữ giới được 8,8 cm.
Ngoài ra, khảo sát của Risk Factor Collaboration: Chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam : 164,4cm (163,2-165,7cm), đứng thứ 181/200 nước. Chiều cao trung bình của nữ giới Việt Nam : 153,6cm (152,5-154,7cm), đứng thứ 188/200 nước.
TS BS Trương Hồng Sơn
TS BS Sơn cho biết chiều cao của người Việt vẫn còn khiêm tốn do tác động của từng yếu tố khác nhau lên tăng trưởng chiều cao, bao gồm: yếu tố gen, yếu tố dinh dưỡng, chế độ tập luyện thể thao, bệnh tật,… và kết luận: Để cải thiện chiều cao, cần các can thiệp tổng thể theo các mô hình can thiệp bổ sung hỗn hợp các vi chất dinh dưỡng gồm Vitamin A, Canxi, Vitamin K, vitamin D, Sắt, Kẽm …
PGs.Ts Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra Khẩu phần ăn thực tế của trẻ từ 02 – 11 tuổi. Theo đó, khẩu phần ăn của trẻ hiện chưa đảm bảo đa dạng, cân đối, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng quan trọng (như vitamin A, Vitamin D, canxi, Fe, kẽm…). Trong khẩu phần ăn hàng ngày của cả trẻ bình thường cũng như trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi đều không đủ canxi và các vi chất thiết yếu giúp hấp thu canxi vào xương hiệu quả. Có sự khác biệt về cơ cấu chất lượng khẩu phần của trẻ giữa thành phố và nông thôn, giữa các vùng sinh thái, khu vực, mức kinh tế,…
Đừng bỏ qua giấc ngủ
Trong số các nguyên nhân khiến người Việt khiêm tốn chiều cao đó có nguyên nhân đến từ giấc ngủ nhưng lại ít ai để ý đến.
TS BS Sơn cho biết giấc ngủ được cho là giúp giải phóng một số nội tiết tố (hormone) tăng trưởng và phục hồi cơ thể lúc ngủ. Khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. Theo quy luật là lúc chúng ta đi vào giấc ngủ hormon tăng trưởng mới sản sinh ra, sau 1 tiếng lượng hormone sẽ đạt đỉnh, thường là từ 22 giờ đêm cho tới 1 giờ sáng hôm sau. Do vậy, nếu trẻ không ngủ đúng giờ sẽ bỏ lỡ quãng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất và gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.
Trẻ 1-3 tuổi cần ngủ từ 12-14 giờ mỗi ngày, trẻ 3-6 tuổi sẽ cần phải ngủ đủ từ 10-12 giờ mỗi ngày và trẻ 6-12 tuổi cần ngủ 10-11 giờ mỗi ngày. Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ là nguyên nhân của chậm phát triển chiều cao. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ rằng những rối loạn giấc ngủ có thể gây chậm phát triển của trẻ trong giai đoạn dậy thì. Ví dụ như chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến trẻ chậm phát triển thể chất hơn các trẻ bình thường khác.
Ngoài ra, những trẻ không ngủ đủ giấc cũng sẽ có những sự thay đổi về hormone trong cơ thể. Hormone điều chỉnh cảm giác đói và vị giác có thể bị ảnh hưởng, khiến trẻ ăn nhiều hơn bình thường và có nguy cơ thừa cân cao hơn. Thêm vào đó, thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến việc cơ thể chuyến hóa thức ăn, gây ra tình trạng kháng insulin và có liên quan đến bệnh tiểu đường typ 2 khi trưởng thành.
Lo lắng con bị ảnh hưởng của việc dậy thì sớm, mong con lớn lên sẽ có chiều cao của một “chân dài”, một số cha...