Thiếu ngủ 30 phút/ngày dễ mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, thiếu ngủ 30 phút mỗi ngày có thể làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường và béo phì.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Giáo sư Shahrad Taheri (trường ĐH Weill Cornell Medical ở Qatar) cùng các nhà khoa học đến từ ĐH Bristol.
Cuộc khảo sát đánh giá về sự chênh lệch thời gian ngủ trên 552 người chỉ ra rằng: Thiếu ngủ 30 phút mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh béo phì và ảnh hưởng đáng kể đến kháng insulin trong máu. 72% những người thiếu ngủ nhiều khả năng mắc bênh béo phì hơn so với người ngủ đủ giấc.
Thiếu ngủ 30 phút mỗi ngày có nguy cơ mắc bênh béo phì và tiểu đường loại 2.
Nếu mất ngủ kéo dài 6 tháng có thể dẫn đến tình trạng tiền đái tháo đường và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây suy giảm thị lực, các cơn đau tim, đột quỵ và gây tổn thương các dây thần kinh,mạch máu.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngủ không đúng giờ sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố và đẫn đến các vấn đề về sức khỏe.
“Mất ngủ, thiếu ngủ là hiện tựơng phổ biến trong xã hội hiện đại, nhưng chúng ta mới chỉ nhận ra hậu quả của việc này trong một thập kỉ qua. Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng việc ngủ đủ giấc có những lợi có tích cực cho trao đổi chất, hiệu quả để giảm cân và giúp cải thiện tình trang sức khỏe cho những bệnh nhân mắc tiểu đường”, giáo sư Taheri cho biết.
Những phát hiện mới được công bố tai hội nghị thường niên của Hiệp hội Nội tiết ở SanDiego, California.
Thiếu ngủ làm tăng kháng insulin - nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Tháng trước, các nhà khoa học của Oxford, Cambridge, Harvard, Manchester và các trường Đại học Surrey cảnh báo rằng việc thiếu ngủ, ngủ ít có thế dẫn đến vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.
Giáo sư Ruse Foster tai Đại học Oxford cho biết: “Chúng ta vô cùng ngạo mạn, chúng ta cảm thấy có thể bỏ qua thực thế rằng loài người mất 4 tỉ năm để tiến hóa và chúng ta phải sinh hoạt theo chu kì của ánh sáng, sáng-tối. Những gì chúng ta cần làm là nghỉ ngơi đúng giờ. Làm trái điều này có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.”
Tất cả các loài đều có nhịp sinh học riêng đồng bộ các chức năng của cơ thể theo mô hình 24 giờ của trái đất. Nó được quy định bởi các giác quan, quan trọng nhất là mắt có thể cảm nhận được ánh sáng, bóng tối và sự thay đổi nhiệt độ được da cảm nhận.
Tuy nhiên, công nghệ hiện đại cũng là một phần nguyên nhân gây ra việc thiếu ngủ, ít ngủ.
Giáo sư Charles Czeisler của Đại học Harvard giải thích: “Ánh sáng là yếu tố mạnh nhất đồng bộ đồng hồ sinh học trong cơ thể . Ánh sáng của các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính… có màu xanh có thể phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi tiếp xúc với ánh sáng màu xanh có bước sóng ngắn vào buổi tối, nhịp sinh học của cơ thể chúng ta có thể bị thiết lập lại. Nó trì hoãn việc sản sinh hooc-mon melatonin gây buồn ngủ và khiến chúng ta khó tỉnh giấc vào buổi sáng”.