Thêm những bí mật về bệnh "vùng kín"

Có thể bạn đã biết một vài điều về "vùng kín": âm đạo có khả năng nở ra thu lại, các cơ âm đạo có thể bị teo đi... Nhưng còn những bí mật khác về bộ phận này mà có thể bạn chưa biết.

Cấu tạo có sự chênh lệch

Về mặt sinh học, ở "vùng kín", hai "môi" (lớn và bé) thường không đều nhau. Cũng giống như hai bên ngực, dù có kích thước không đều nhau nhưng nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người phụ nữ và không làm giảm chức năng của nó. Do vậy, chị em cũng không cần lo lắng quá khi phát hiện ra điều này.

Màu sắc mỗi người một khác

Màu sắc của "vùng kín" là do sắc do da trong cơ thể quyết định, nó tương đồng với màu da của chị em. Vậy nên mới có sự khác nhau, của người này hồng hào trong khi người khác lại sẫm màu.

Tuy nhiên, vì đây là đặc điểm sinh học nên nó cũng không có ý nghĩa trong việc thực hiện chức năng vốn có của nó. Nói cách khác, màu sắc ở khu vực này không ảnh hưởng đến khả năng đạt khoái cảm cũng như sức khoẻ của chị em. Trong một số trường hợp, chị em mặc quần áo bó sát quá mức có thể gây ra sự cọ sát và làm cho vùng này sẫm màu hơn một chút. Hơn nữa, quần áo bó sát còn có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm "vùng kín". Vì vậy, chị em nên mặc quần áo thoáng mát một chút.

Thêm những bí mật về bệnh "vùng kín" - 1

Có những điều đặc biệt về "vùng kín" mà có thể bạn chưa biết. (Ảnh minh họa)

Không nên lạm dụng phẫu thuật thu nhỏ âm đạo

Chỉ những chị em đã sinh nở nhiều lần hoặc vì lý do đặc biệt (ảnh hưởng "chuyện vợ chồng", suy giảm chức năng âm đạo...) thì mới nên phẫu thuật thu gọn âm đạo. Bởi việc phẫu thuật tuy đơn giãn nhưng nó lại có thể để lại nhiều rủi ro như: bác sĩ không đủ trình độ khiến âm đạo bị thu lại quá nhỏ gây khó khăn trong "sinh hoạt vợ chồng", thao tác phẫu thuật không đảm bảo an toàn dẫn đến nhiễm trùng...

Những trường hợp không nên phẫu thuật thu gọn âm đạo: Đang trong ngày có kinh; các trường hợp bị nhiễm khuẩn, nấm bộ phận sinh dục; bị bệnh mãn tính như lao, tiểu đường, bệnh tim mạch; các trường hợp bất thường về tâm lý...

Trước khi phẫu thuật, chị em nên đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể.

Không nên mặc quần bó sát "vùng kín"

Mặc quần jeans hay quần chip quá chật có thể gây ra ảnh hưởng rất lớn đến "vùng kín", ví dụ như làm tăng sự ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra viêm nhiễm hoặc các bệnh phụ khoa. Hơn nữa, quần quá chật có thể cản trở sự lưu thông máu đến bộ phận này, do đó, nó có thể khiến cho "vùng kín" bị suy giảm chức năng và chị em gặp khó khăn hơn trong "chuyện phòng the".

"Vùng kín" cũng cần được thoáng mát và giữ khô thoáng để giữ ổn định sự cân bằng vi khuẩn bên trong và tránh các bệnh phụ khoa.

Cần được kiểm tra thường xuyên

Giống như ngực, "vùng kín" của chị em cũng cần phải được kiểm tra thường xuyên. Khoảng 3 tháng một lần, bạn hãy lấy một chiếc gương nhỏ cầm tay và kiểm tra xem “vùng kín” có những bất thường gì không, kể cả những bất thường về kích cỡ, màu sắc... hay có nổi mụn, bị ngứa, đau hay không, biểu hiện của dịch âm đạo như thế nào...

Nếu phát hiện thấy bất kì biểu hiện lạ kéo dài thì chị em cần đi khám càng sớm càng tốt, không nên tự ý chẩn đoán bệnh và điều trị theo cảm tính vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm, gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ về sau này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo L.Nhung (Trí Thức Trẻ)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN