Thêm một loại cây có thể chữa 'bách bệnh' và được ví như 'nhân sâm của người nghèo', nhiều người mới chỉ trồng làm cảnh nhưng rất ít ăn
Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể tận dụng làm thuốc. Lá đinh lăng không chỉ được sử dụng làm rau ăn mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh.
Đinh lăng từ lâu được trồng phổ biến ở các gia đình Việt. Hầu như thấy cả các bộ phận của cây đinh lăng đều được tận dụng để làm thuốc, từ thân, cành, lá đến củ, rễ. Đây là loại cây được đại danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là “sâm của người nghèo” vì chất dinh dưỡng của nó gần bằng với nhân sâm của Hàn Quốc.
Củ đinh lăng được có ngoại hình và dinh dưỡng gần giống nhân sâm. Ảnh minh họa
Trong Đông y, đinh lăng được dùng để hỗ trợ chữa mất ngủ, an thần, cảm sốt, chữa đau nhức và bồi bổ cơ thể. Một số công dụng phổ biến của cây đinh lăng phải kể đến như:
- Tăng cường thể lực và giảm stress với khả năng kích thích hoạt động của não bộ, chống mệt mỏi và giảm âu lo, tăng cường miễn dịch.
- Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 rất tốt cho hệ tim mạch, thị lực và hệ thần kinh.
- Glucozit hỗ trợ tăng cường khả năng co bóp của tim và giảm thiểu lượng Na có trong tim.
- Alcaloid hỗ trợ giảm đau và gây tê hiệu quả.
- Flavonoid giúp ức chế chống lại các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
7 công dụng của lá đinh lăng với sức khỏe và làm đẹp
Đinh lăng chữa đau đầu, mất ngủ
Trong lá đinh lăng có chứa saponin và kèm theo đó là rất nhiều thành phần quan trọng khác. Một số nghiên cứu đã chứng minh dược tính của lá đinh lăng có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não, điều này có tác động tốt lên hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, tác dụng của cây đinh lăng còn giúp tăng cường sức đề kháng, an thần, ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn. Đinh lăng giúp giảm đau đầu, cải thiện tình trạng căng thẳng.
Ảnh minh họa
Giúp cải thiện đường tiêu hóa
Nước lá đinh lăng hỗ trợ việc điều trị các triệu trứng khó chịu về tiêu hóa như tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi bằng cách sử dụng một nắm lá đinh lăng và sắc với nước uống liên tục trong vài ngày, các triệu chứng về tiêu hóa sẽ được cải thiện.
Đinh lăng tốt cho người mới ốm dậy
Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ, có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
Cải thiện tình trạng tắc sữa sau sinh
Nước lá đinh lăng đem lại hiệu quả trong việc cải thiện và chữa trị tình trạng tắc tia sữa, ít sữa sau sinh. Trước khi đun lá đinh lăng cần phải được sao vàng, bảo quản trong lọ dùng dần. Lưu ý chỉ nên uống nước lá đinh lăng được đun trong ngày và uống khi đang còn ấm.
Đinh lăng chữa ho lâu ngày
Lá đinh lăng có công dụng trị ho rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Với những trường hợp bị ho nặng chỉ cần uống đến ngày thứ 3 thì các triệu chứng đã giảm đi rất nhiều. Bệnh nhân kiên trì uống nước lá đinh lăng đến khi khỏi bệnh thì dừng lại.
Cách dùng như sau: Lá đinh lăng rửa sạch dưới vòi nước, thái nhỏ, phơi khô và sao vàng. Mỗi ngày dùng từ 10-12g đun nhỏ lửa uống thay nước hàng ngày.
Làm trắng da
Bạn chỉ cần lấy nước lá đã đun sôi tắm như bình thường. Nếu nhà có bồn tắm, bạn nên đổ nước lá này vào bồn và ngâm mình trong nước lá khoảng 20-30 phút cho tinh chất ngấm sâu vào da, cắt đứt tế bào hắc tố gây thâm, tái tạo collagen làm trắng da nhanh chóng.
Đinh lăng trị mụn
Lá đinh lăng tươi rửa sạch, giã thật nhuyễn, cho thêm vài hạt muối, sau đó đắp lên chỗ có mụn, chờ đến khi thấy lá khô lại thì rửa sạch bằng nước. Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối và kiên trì trong vòng 2 tuần, làn da của bạn sẽ được phục hồi đáng kể.
Điều cần tránh khi đun lá đinh lăng làm nước uống
Ảnh minh họa
Nước lá đinh lăng từ lâu được mọi người sử dụng để đun nước uống hàng ngày. Theo các chuyên gia y tế, nước lá cây đinh lăng chứa một số chất rất tốt cho sức khỏe như lysine, methionine, glucozit, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6...
Tuy nhiên, trong lá đinh lăng chứa nhiều saponin, nên nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều rất dễ gặp phải một số tác dụng phụ chóng mặt, hoa mắt, khó chịu, mệt mỏi,... Vì thế, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cân nhắc liều lượng sử dụng cho phù hợp, không được uống kéo dài.
Với phụ nữ có thai và trẻ em được khuyến cáo không nên uống nước lá đinh lăng thường xuyên vì tuy là dược liệu thiên nhiên ít độc nhưng khi dùng với liều lượng nhiều vẫn có nguy cơ bị ngộ độc, nhất là ở phổi, gan, dạ dày, tim, ruột.
Lưu ý khi dùng củ đinh lăng ngâm rượu
Ảnh minh họa
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, do thành phần saponin nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách bào chế.
Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây 3 - 5 tuổi trở lên (nhưng không nên dùng những cây quá già cỗi).
Khi bào chế một số rễ cây làm thuốc như rễ cây dâu (tang bạch bì), rễ cây ba kích (ba kích thiên)... bắt buộc phải bỏ lõi rễ (vì tác dụng phụ không tốt, thậm trí gây thủng dạ dày). Với rễ cây đinh lăng cũng nên rút bỏ lõi đi (đề phòng các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra).
Thực tế hiện nay, nên nhiều người dùng toàn bộ bộ rễ cây đinh lăng (thường có khối lượng lõi chiếm tỷ trọng lớn) ngâm rượu cho “đẹp bình”. Họ coi đó như củ nhân sâm thực thụ (rất tiếc là các củ sâm thường không có lõi) để ngâm rượu “đại bổ dưỡng” uống hàng ngày. Điều này nên cân nhắc kỹ và xem lại khâu bào chế cho đúng cách.
Nhiều người cho rằng nhân sâm là loại thuốc bổ và mát, lại trị được bách bệnh. Thực ra nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây...
Nguồn: [Link nguồn]