Thấy vết phát ban nổi trên mặt và ngực, không ngờ tế bào ung thư đã lan rộng

Sự kiện: Ung thư Ung thư vú

Trường hợp của người phụ nữ này cảnh báo mọi người không nên chủ quan tới những vết phát ban bất thường trên cơ thể.

Trang Ettoday đưa tin, một người phụ nữ 60 tuổi, có tiền sử gia đình ung thư vú. 2 năm trước, bà mắc ung thư vú giai đoạn 1, buộc phải cắt bỏ 1 bên vú. Sau 1 năm theo dõi, bà bất ngờ phát hiện trên mặt, ngực, lưng, các khớp tay xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ khác thường. Hơn nữa, bà còn mệt mỏi toàn thân, không thể tự chăm sóc bản thân.

Khi tới bệnh viện khám, bà được chẩn đoán là do phản ứng với thuốc. Tuy nhiên, bác sĩ Lâm Tăng Hy thuộc khoa ung thư huyết học của Bệnh viện Wuri Lin Shin, tại Đài Trung, Đài Loan (Trung Quốc) thông qua các xét nghiệm sinh thiết, phát hiện bệnh nhân bị viêm da cơ địa, ung thư vú cũng tái phát, tế bào ung thư đã lan rộng đến gan và các bạch huyết.

Vết phát ban trên cổ bệnh nhân.

Vết phát ban trên cổ bệnh nhân.

Bác sĩ Lâm cho biết, đối với hầu hết mọi người, viêm da cơ địa rất ít gặp, tỉ lệ mắc bệnh trung bình là 1/100.000 người. Theo tiến triển của bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau như nổi mẩn đỏ trên da, yếu hoặc đau cơ, kết hợp với các tổn thương viêm cơ không rõ nguyên nhân hoặc do tự miễn dịch, thậm chí một số trường hợp còn có các triệu chứng như khó thở và khó nuốt. ​

Mặc dù số người mắc bệnh viêm da cơ địa ở Đài Loan không nhiều nhưng tỷ lệ viêm da cơ địa kết hợp với khối u ác tính cao tới 15% đến 30%.

Bác sĩ Lâm nói rằng, số người mắc bệnh viêm da cơ địa có khoảng thời gian từ 1-2 năm trước khi ung thư được chẩn đoán, hoặc trong trường hợp tái phát và di căn.

Ngoài ra, bệnh nhân nam mắc bệnh viêm da cơ địa thường diễn biến phức tạp do kết hợp với ung thư vòm họng, trong khi phụ nữ dễ mắc bệnh ung thư vú.

Bác sĩ Lâm cho biết, khoảng 70% bệnh nhân ung thư vú mắc bệnh viêm da cơ địa là xâm lấn hoặc ở giai đoạn muộn. Mọi người nên đi khám sàng lọc ung thư toàn thân định kỳ để phát hiện sớm và điều trị sớm nhằm tăng cơ hội khỏi bệnh. ​

Bác sĩ Lâm chỉ ra rằng, nguyên nhân cụ thể về mối liên hệ giữa viêm da cơ địa và ung thư vẫn chưa rõ ràng. Người ta suy đoán đó có thể là do phản ứng miễn dịch của cơ thể với các tế bào ung thư.

Hiện tại chưa có thuốc điều trị tiêu chuẩn. Mục tiêu điều trị là để làm chậm sự phát triển của bệnh, ngăn chặn các triệu chứng như teo cơ và co rút khớp. Ngoài việc dùng thuốc điều hòa miễn dịch, bệnh nhân ung thư phải kiểm soát khối u đúng cách để cải thiện tình trạng.

Bác sĩ Lâm nói thêm rằng, ngoài việc quan sát xem có các triệu chứng về da điển hình của bệnh viêm da cơ hay không, chẳng hạn như phát ban không rõ nguyên nhân ở mí mắt trên, cổ và khớp ngón tay.

Các bác sĩ cho biết, đôi khi có những triệu chứng không điển hình như khó nuốt, sốt, trường hợp nặng có thể xâm lấn phổi, gây xơ phổi, xơ hóa tim và các cơ quan khác.

Nếu gặp vấn đề liên quan đến các bệnh tự miễn, người bệnh nên tìm đến sự hỗ trợ trực tiếp của các bác sĩ chuyên môn để tránh tình trạng trì hoãn điều trị.

Nguồn: [Link nguồn]

Câu chuyện về một sinh viên đại học mắc chứng hoang tưởng đang gây sốt trên mạng xã hội ở Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Ettoday) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN