Thanh niên 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận cấp thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Hối hận vì thói quen ăn uống xấu của mình, anh Hạo chia sẻ: "Rất nhiều người trẻ, bận rộn cũng có thói quen uống nước ngọt tăng lực như tôi và tôi hy vọng mọi người sớm thay đổi trước khi quá muộn”.
Thanh niên bị biến chứng bệnh tiểu đường do thói quen ăn uống 'xấu'
Do tính chất công việc căng thẳng nên anh Hạo (30 tuổi, ở Chiết Giang, Trung Quốc) thường xuyên phải dùng nước tăng lực giữ tỉnh táo làm việc. Thời gian gần đây, anh thấy cơ thể mình luông mệt mỏi, hay buồn ngủ và luôn cảm thấy khát khô và đắng miệng.
Buổi sáng hôm nhập viện, anh cảm thấy tức ngực, nôn mửa dữ dội nên được gia đình cho đến viện gấp.
Sau khi làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy chỉ số đường huyết thông thường dao động ở mức 6,0 - 8,3 mmol/l nhưng ở bệnh nhân này là 33,3 mmol/l. Không chỉ vượt quá phạm vi phát hiện của máy đo đường huyết nhanh mà còn là mức đường huyết cao.
Thanh niên hối hận vì hành động của mình. Ảnh minh họa
Bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị nhiễm toan ceton - một biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm. Đồng thời, còn có triệu chứng suy thận cấp và tăng kali máu nguy hiểm, có nguy cơ phù não rất cao.
Sau 3 ngày điều trị tích cực ICU, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân đã ổn định, bệnh nhân được chuyển về Khoa Nội tiết và bệnh chuyển hóa để tiếp tục điều trị.
Trải qua lần “thập tử nhất sinh” và được bác sĩ phân tích, anh Hạo cảm thấy rất hối hận. Anh tự chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội kèm lời cảnh báo: “Tôi không ngờ mình suýt chết vì kiểu ăn uống đó. Rất nhiều người trẻ, bận rộn cũng có thói quen uống nước tăng lực giống như tôi và tôi hy vọng mọi người sớm thay đổi trước khi quá muộn”.
Uống nước tăng lực có tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Nước uống tăng lực chứa lượng đường cực lớn, nước đường fructose từ ngô và các chất làm ngọt nhân tạo. Một lon nước tăng lực 500ml chứa khoảng 54g đường. Lượng đường này vượt mức cho phép 36g/ngày dành cho nam giới; theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.
Theo viện nghiên cứu Quốc gia về Tiểu đường và Bệnh về Thận cho biết: Khi bạn tiêu thụ nhiều đường cùng một lúc, cơ thể cần phải sản sinh nhiều insulin hơn để giúp tế bào hấp thụ đường glucose. Điều này dẫn đến tình trạng kháng insulin và sau cùng là tiểu đường tuýp 2.
Ngoài bệnh tiểu đường, uống nước tăng lực ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, việc thường xuyên uống nước tăng lực là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe:
Gây rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp
Theo một số nghiên cứu mới đây thì trong nước tăng lực có chứa Cafein, chất này nếu sử dụng nhiều sẽ khiến nhịp tim của người uống có dấu hiệu tăng nhịp tim, tim đập mạnh như đang hồi hộp, tăng huyết áp.
Một nghiên cứu tại Hàn Quốc chỉ ra rằng nếu uống nước tăng lực thường xuyên sẽ khiến bạn bị nghiện vì trong nước tăng lực có chứa cafein, điều này sẽ khiến bạn dễ cáu, ảnh hưởng đến giấc ngủ, về lâu dài khiến bạn stress và gây trầm cảm.
Tăng khả năng bị thừa cân béo phì
Trong nước tăng lực có tỷ lệ đường cao nếu bạn uống quá nhiều sẽ gây tăng nguy cơ tăng cân, béo phì, ảnh hưởng đến tim mạch, …
Gây chán ăn, thiếu dinh dưỡng
Trong nước tăng lực có calo rỗng, trẻ nhỏ uống nhiều nước tăng lực sẽ khiến trẻ có cảm giác no, chán ăn, không ăn không đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu kết quả là dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Gây dị ứng
Trong nước tăng lực có chứa cafein nếu bạn nạp vào cơ thể quá nhiều lượng chất này sẽ dễ đến hiện tượng da bị khô rộp, ngứa, thậm chí là phát ban, mẩn đỏ đi kèm các triệu chứng khó thở, buồn nôn.
Bên cạnh đó sử dụng nước tăng lực thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc các chứng dị ứng thời tiết hơn.
Gây mất nước
Caffeine có nhiều trong nước tăng lực, chất này có tác dụng lợi tiểu, có nghĩa là nó làm tăng sản sinh nước tiểu, điều này có thể dẫn đến mất nước. Vì vậy nếu bạn không biết cách bổ sung nước kịp thời sẽ khiến cơ thể bị mất nước.
Nguồn: [Link nguồn]
Một nghiên cứu kéo dài 17 năm trên hơn 40.000 người cho thấy một cách ăn kiêng được ưa chuộng có thể làm tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.