Thanh niên 19 tuổi suýt chết vì đột quỵ đã bỏ qua nhiều dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Sự kiện: Đột quỵ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Thanh niên đột quỵ cao 1,7m nhưng nặng khoảng 100kg. Bác sĩ phát hiện phát hiện bệnh nhân gặp nhiều vấn đề khác ngoài nhồi máu não và béo phì như: Mỡ máu, tiền tiểu đường, gan nhiễm mỡ...

Theo thông tin từ bác sĩ Bệnh viện Trung Sơn (Chiết Giang, Trung Quốc) cho biết, hiện nay số lượng bệnh nhân độ tuổi dưới 30 nhập viện vì đột quỵ tại bệnh viện của ông trong một năm gần đây tăng vọt. Trong đó, bệnh nhân trẻ nhất mà ông điều trị mới 19 tuổi (họ Xu, đang là sinh viên đại học tại Chiết Giang, Trung Quốc.

Theo mô tả của bác sĩ, anh Xu có thể trạng béo phì (nặng khoảng 100kg và cao 1m7). Được bạn cùng phòng trọ đưa đến bệnh viện trong tình trạng méo miệng, không tỉnh táo, nửa thân người bên trái không thể cử động, huyết áp rất cao. Kiểm tra cho thấy anh bị nhồi máu não và được phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Điều tra bệnh sử, bác sĩ cho biết trong quá trình điều trị, chúng tôi phát hiện bệnh nhân gặp nhiều vấn đề khác ngoài nhồi máu não và béo phì. Bao gồm mỡ máu, tiền tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Do đó, muốn điều trị có hiệu quả và không tái phát, bệnh nhân cần chú trọng đặc biệt đến việc thay đổi lối sống. Khi nghe về lối sống của bệnh nhân, bản thân tôi cũng phải giật mình.

Bện nhân thừa nhận mình mắc nhiều thói xấu như: Thức khuya, hút thuốc, thích đồ ăn chiên rán, ngày nào cũng ăn đêm, ăn uống không đúng bữa. Ngoài ra còn thường xuyên căng thẳng và tức giận. Khoảng 1 tuần trước khi sự việc xảy ra, bệnh nhân thường xuyên than thở bị đau đầu, hay chóng mặt, mắt nhìn kém đi.

Bác sĩ cho biết, may mắn là anh Xu đến bệnh viện trong giờ vàng, cộng với tuổi còn trẻ nên đã thoát khỏi nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên việc điều trị cần nhiều thời gian, cũng không chắc chắn có thể đi lại được như bình thường.

6 dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm 

Khi đột quỵ xảy ra, cứ mỗi phút lại có hàng triệu tế bào não chết do thiếu oxy và dinh dưỡng cung cấp từ máu. Can thiệp y tế càng sớm để nối thông tuần hoàn máu não giúp hạn chế tối đa tế bào não chết, tăng khả năng hồi phục. Vì thế, nhận biết đột quỵ sớm rất quan trọng, các dấu hiệu bao gồm:

Dấu hiệu thị lực

Đột quỵ thường ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh, gây hiện tượng nhìn mờ một hoặc cả hai bên mắt, giảm thị lực,… Song dấu hiệu thị lực này không rõ ràng, chỉ có bản thân người bệnh cảm thấy song cùng với dấu hiệu đột quỵ khác, rất khó để bệnh nhân tự gọi cấp cứu hay tìm đến sự giúp đỡ.

Dấu hiệu ở mặt

Dấu hiệu ở mặt là một trong những dấu hiệu sớm và đặc trưng nhất của đột quỵ, quan sát mặt người bệnh thấy có biểu hiện thiếu cân xứng, nhân trung hơi lệch sang một bên, méo miệng, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống,… Đặc biệt khi bệnh nhân cười hoặc nói sẽ thấy rõ miệng và mặt thiếu cân xứng, đây là hậu quả tổn thương não do đột quỵ gây ra.

Dấu hiệu ở giọng nói

Ở người bệnh đột quỵ, triệu chứng ở giọng nói có thể xuất hiện như: nói ngọng bất thường, khó nói, miệng mở khó, môi lưỡi bị tê cứng,… khiến người bệnh rất khó khăn để phát âm.

Nếu nghi ngờ bản thân gặp phải tình trạng này, hãy tự kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ, nếu nói líu, dùng từ sai hoặc không thể phát âm, khả năng cao đây là dấu hiệu sớm của đột quỵ.

Dấu hiệu yếu tay hoặc chân

Tình trạng yếu tay hoặc chân do đột quỵ thường xảy ra ở một bên cơ thể, cảm giác yếu và tê bì đột ngột rất rõ ràng. Nếu đột quỵ gây tổn thương vùng não phải, tay chân bên trái cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại.

Dấu hiệu nhận thức

Tế bào não bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, dấu hiệu nhận biết như: rối loạn trí nhớ, ù tai, không nhận thức được,…

Dấu hiệu thần kinh

Đau nhức đầu dữ dội là triệu chứng rõ ràng nhất, xuất hiện sớm nhất của chứng đột quỵ. Cơn đau có thể khiến người bệnh không thể đứng vững, buồn nôn, nôn mửa,…

Bên cạnh những dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm thường gặp này, bệnh nhân đột quỵ có thể gặp một số vấn đề khác tùy theo vùng não bị tổn thương như: tự nhiên thấy chóng mặt, yếu một bên cơ mặt, đau đầu nặng, tim đập nhanh, khó thở,…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách phòng ngừa đột quỵ tốt nhất cho sức khỏe

Phòng ngừa đột quỵ là cần thiết bởi biến chứng này xảy ra sẽ gây di chứng rất nặng nề cho sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhất là các đối tượng nguy cơ cao như: người trên 50 tuổi, người béo phì, mắc bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch,… nên chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng các biện pháp sau:

Kiểm soát cholesterol trong máu.

Ổn định đường huyết.

Ổn định huyết áp.

Bỏ rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích mạnh.

Thường xuyên thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, hạn chế muối, dầu mỡ và cholesterol từ động vật.

Kiểm soát cân nặng ổn định trong mức tiêu chuẩn.

Người thừa cân béo phì có nguy cơ đột quỵ cao hơn

Nhận biết sớm đột quỵ giúp bệnh nhân được phát hiện, cấp cứu sớm trong khoảng thời gian vàng - nghĩa là 3 giờ đầu tiên khi đột quỵ. Lúc này, khả năng phục hồi vùng não bị đột quỵ rất cao, giảm nguy cơ để lại di chứng nặng.

Nhiều người nghĩ rằng đột quỵ não là xuất hiện rầm rộ các triệu chứng như: ngã, liệt, nói ngọng, thậm chí hôn mê... nên những biểu hiện diễn ra một cách từ từ và kín đáo rất dễ bị bỏ qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN