Thanh long ruột đỏ giúp giữ dáng, đẹp da, tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn để tránh gặp họa?
Dù đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng những người có thể chất hư hàn, người hay bị tiêu chảy, phụ nữ đến thời kỳ kinh nguyệt, người mắc bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn nhiều thanh long ruột đỏ để tránh gặp những tác động xấu đến sức khỏe.
Thanh long ruột đỏ là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng vì chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không những thế, đây còn là loại quả có nhiều công dụng trong làm đẹp như chăm sóc da, tóc, hỗ trợ giảm cân.
Cụ thể, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thịt của quả thanh long ruột đỏ có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin B1, vitamin B12, vitamin E và chứa một lượng kali, magie, kẽm, photpho, một lượng nhỏ canxi và sắt. Ngoài ra, thanh long đỏ cũng chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi như polyphenol, flavonoid, carotenoid, betaxanthin và betacyanins.
Ảnh minh họa
Một số công dụng cụ thể của thanh long ruột đỏ như:
Tốt cho tiêu hóa
Trong thanh long ruột đỏ có chứa hàm lượng chất xơ cao, bao gồm cả 2 loại chất xơ không hòa tan (cellulose) và chất xơ hòa tan (pectin) giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và một số vấn đề khác về đường ruột.
Giữ ẩm, làm đẹp da
Theo các chuyên gia, thanh long ruột đỏ là một trong những loại trái cây có thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp. Mỗi 100g thanh long ruột đỏ chỉ cung cấp 40 kcalo vì trong thanh long thành phần nước chiếm đến 87,6%.
Hàm lượng nước cao này giúp giữ ẩm cho làn da, giúp da mịn màng hơn, giảm bớt hiện tượng da khô nứt, sừng hóa và lão hóa, giữ cho làn da có vẻ đẹp trẻ trung tươi mát.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Trái thanh long đỏ có chứa các loại vitamin nhóm B có tác dụng xử lý carbohydrate một cách nhanh chóng, giúp tạo ra năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin C là vitamin chống mệt mỏi, vitamin C có thành phần chống oxy hóa, nó tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự bài tiết và dự trữ chất sắt, thải ra ngoài các kim loại nặng gây sự mệt mỏi cho cơ thể, nó tạo sức năng động về thể chất và tinh thần.
Chống oxi hóa
Anthocyanin có trong thanh long – một chất tiềm năng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa xơ cứng động máu, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ do máu đông. Hơn nữa, nó cũng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, chống lại sự lão hóa.
Những ai không nên ăn thanh long đỏ?
- Người đang bị tiêu chảy: Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long, cả trắng lẫn đỏ vì loại quả này có tính lạnh, ăn vào dễ khiến tình trạng trầm trọng hơn.
- Chị em trong thời kỳ kinh nguyệt: Trong thời kỳ kinh nguyệt không nên ăn thanh long ruột đỏ, tính lạnh của nó dễ khiến bụng lạnh hơn, tình trạng "đèn đỏ" thêm nặng nề, gây tổn hại sức khỏe.
- Người bị bệnh tiêu đường nên hạn chế ăn thanh long đỏ vì loại quả này có chứa nhiều đường glucose. Do đó, người tiểu đường ăn nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Lưu ý:
Không kết hợp thanh long đỏ với sữa, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa. Điều này giống như việc uống sữa thì không được uống cùng nước cam hay chanh. Thanh long chứa nhiều vitamin C, sữa lại giàu protein, khi vào cơ thể 2 chất dinh dưỡng này kết hợp tạo nên các triệu chứng ngộ độc nhẹ, gây tiêu chảy.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn thanh long ruột đỏ vào buổi sáng. Lý do là vì nó chứa nhiều fructose nên cần ăn sau khi thức dậy để nạp năng lượng. Việc ăn vào buổi sáng giúp cho các dưỡng chất trong thanh long ruột đỏ tiêu hóa để sẵn sàng để dành bụng cho bữa trưa.
Sau khi ăn thanh long, chờ khoảng 1-2 giờ để cơ thể tiêu hóa hoàn toàn trước khi ăn các bữa chính và đặc biệt không nên ăn thanh long trong bữa ăn.
Ngoài ra, nếu là người thích tập thể dục, chạy bộ thì trước và sau khi tập có thể ăn thanh long ruột đỏ để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Nguồn: [Link nguồn]
Thời điểm nên ăn thanh long là trước bữa ăn khoảng 1 tiếng để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra không nên quá lạm dụng loại trái cây này để tránh gây phản tác dụng.