Thai phụ nếu không quên điều này hoàn toàn có thể phát hiện dị tật dính liền như cặp Song Nhi ngay từ 8 – 9 tuần thai
Dị tật thai nhi là điều không thai phụ nào mong muốn. Theo chuyên gia, dị tật nói chung và song sinh dính liền như cặp Song Nhi hoàn toàn có thể phát hiện được ngay từ khi 8 - 9 tuần nếu thai phụ không quên làm điều này.
Tuần thai bao nhiêu có thể phát hiện dị tật song thai dính liền?
TS.BS. Lê Thị Thu Hà - Nguyên Trưởng hoa Sản N1, Bệnh viện Từ Dũ cho rằng, chẩn đoán trước sinh được thực hiện nhằm đảm bảo sức khỏe thai nhi, giúp phát hiện sớm nhất những bất thường và kịp thời chăm sóc, điều trị với mục tiêu nâng cao chất lượng dân số. Các biện pháp chẩn đoán trước sinh bao gồm: Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, siêu âm, sinh thiết gai rau, xét nghiệm dịch ối, xét nghiệm máu mẹ Double test, triple test, NIPT. …
Trong đó, siêu âm là biện pháp hữu hiệu trong chẩn đoán song thai dính nhau. Siêu âm đầu dò âm đạo có thể chẩn đoán số bánh nhau và số buồng ối trong song thai sau tuần thứ 7 thai kỳ. Trong trường hợp song thai 1 bánh nhau và 1 buồng ối, cần khảo sát kỹ xem 2 thai có dính nhau hay không.
Khảo sát siêu âm giai đoạn từ 9 – 12 tuần có thể thông tin chính xác về tình trạng bánh nhau, ối và phôi thai sống. Thông tin này quan trọng cho việc quản lý thai kỳ nhằm giảm thiểu những nguy cơ trong đa thai.
Vì vậy, siêu âm có thể phát hiện được song thai dính nhau từ sau tuần 9 thai kỳ. Lưu ý những trường hợp có cùng ngôi thai, đặc biệt khi hai thai nhìn trực diện nhau, tùy vào vị trí hai thai dính vào nhau mà có những dấu hiệu khác nhau. Hai thai có thể dính nhau phần đầu, phần xương cùng,.. nhưng thường gặp nhất là dính phần ngực bụng. Dấu hiệu siêu âm của hai thai dính nhau phần ngực bụng: Hai đầu ngửa và nhìn vào nhau, có hai cột sống nhưng phần thân rộng, có 1 tim, 1 gan và 1 cuống rốn chung, có cử động chung.
BS Chưởng đang siêu âm chẩn đoán cho một bệnh nhân. Ảnh TG
BS CKII Nguyễn Xuân Chưởng – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, cho đến nay, siêu âm vẫn là cách tốt nhất để phát hiện dị tật nói chung, song sinh dính liền nói riêng. Các xét nghiệm máu, dịch ối hay nhiễm sắc thể không thể kết luận được song thai dính nhau. Cặp song sinh dính liền có thể được chẩn đoán bằng siêu âm thai ngay từ tuần thứ 8. Phát hiện càng sớm càng tốt. Siêu âm tim, siêu âm màu được sử dụng tuần thứ 20 để đánh giá rõ hơn mức độ kết nối, giải phẫu và hoạt động của các cơ quan của chúng.
Điều thai phụ cần làm
Theo BS Lê Thị Thu Hà, sau khi khảo sát kỹ vị trí dính nhau, cơ quan chung, các bộ phận còn lại của 2 thai có bất thường không, tình trạng bánh nhau và dịch ối, các bác sĩ tiên lượng khả năng nuôi sống của 2 thai, khả năng phẫu thuật tách dính sau sinh,…
Thai phụ và gia đình sẽ được tư vấn kỹ về tình trạng của hai bé, kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, khả năng phẫu thuật tách dính để mang thai cuộc sống bình thường cho 2 trẻ về sau,…. Trong trường hợp quyết định dưỡng thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp, khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm được chỉ định, giữ tinh thần thoải mái, vạch kế hoạch và chuẩn bị chu đáo cho việc nuôi nấng và chăm sóc bé sau sinh.
BS CKII Nguyễn Xuân Chưởng khuyến cáo, chị em cần chú ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sinh con khỏe mạnh:
+ Chị em nên sinh con sớm. Ở tuổi mẹ dưới 35, tốt nhất là 25 – 30 tuổi mang thai tỷ lệ dị tật thấp. Ở độ tuổi này tỷ lệ dị tật chỉ chiếm 1% nhưng nếu trên 30, tỷ lệ dị tật đã tăng lên 4%. Trên 35 tỷ lệ lại càng tăng cao hơn.
+ Thai phụ nên đi khám thai định kỳ tại các trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để phát hiện dị tật thai, khám thai và quản lý thai nghén đúng quy trình.
+ Không được bỏ qua các mốc quan trọng của thai kỳ. Dị tật không phải đến tuổi thai đó mới có mà phát triển từ rất sớm. Khi phát hiện ở thời điểm nào thì bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định cần thiết. Các mốc quan trọng là 12 tuần (đo độ mờ da gáy đồng thời làm double test), 22 tuần (siêu âm hình thái) và 32 tuần để đánh giá sự phát triển của thai và phát hiện một số bất thường muộn.
Khi phát hiện dị tật dính nhau cũng tùy vào phần dính và tỷ lệ dính mà bác sĩ có lời khuyên cho sản phụ nên giữ hay cân nhắc quyết định đình chỉ thai nghén. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của các bé như tình trạng sức khỏe, vị trí dính liền; cơ quan nội tạng… Nếu dị tật không phát hiện được sớm sẽ không còn thời gian làm các chỉ định khác nữa và sinh ra đứa trẻ dị tật không chỉ khổ chính đứa trẻ, gia đình mà còn cả xã hội.
Quan niệm ăn đào trong thai kỳ có nguy cơ gây sẩy thai hoặc con sinh ra bị câm, điếc đã được các bác sĩ phủ nhận vì hoàn...
Nguồn: [Link nguồn]