Tự test nhanh COVID-19 lên "2 vạch", bạn cần làm gì?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Test nhanh có kết quả xét nghiệm dương tính không chắc chắn bạn đang mắc COVID-19, người dân cần hết sức bình tĩnh để có những bước xử trí tiếp theo phù hợp.

Trước những diễn biến của dịch bệnh COVID-19, số lượng các ca mắc liên tục gia tăng, lợi dụng tâm lý lo sợ của người dân, nhiều cá nhân, tổ chức, đơn vị đã rao bán các bộ kit test nhanh COVID-19 với nhiều mức giá và hình thức khác nhau.

Trước thực trạng "vàng thau lẫn lộn" trên thị trường kit test nhanh dù Bộ Y tế, Bộ Công thương cùng các cơ quan quản lý đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo tuy nhiên trong thực tế cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp người dân tự mua các bộ kit test nhanh về dùng, khi có kết quả "2 vạch" thì vô cùng hoang mang và lo lắng, chúng tôi đã trò chuyện cùng TS. BS Lê Quốc Hùng – Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy về vấn đề này.

TS. BS Lê Quốc Hùng - Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy.

TS. BS Lê Quốc Hùng - Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy.

Phóng viên: Thưa Bác sĩ, trong thực tế đã có nhiều trường hợp người dân tự mua các bộ kit test nhanh COVID-19 về để tự sử dụng, khi có kết qủa "2 vạch" – dương tính thì vô cùng lo âu, một số trường hợp cảm thấy khó thở, xin bác sĩ chia sẻ lời khuyên cho những trường hợp này?

TS. BS Lê Quốc Hùng: Đây là một vấn đề thường thấy, bất kỳ người nào khi đối diện với một nguy cơ mà bản thân không mong muốn, cơ thể sẽ có những phản ứng hồi hộp, lo lắng và có thể cảm thấy khó thở, do đó chúng ta cần giữ bình tĩnh.

Chúng ta nên biết, test nhanh là một xét nghiệm tầm soát chứ chưa phải là xét nghiệm khẳng định, khi test nhanh có kết quả dương tính nghĩa là có khả năng người đó đã mắc COVID-19 tuy nhiên không phải là chắc chắn hoàn toàn, song song đó vẫn có khả năng test nhanh đang cho kết quả dương tính giả do đó người dân cần hết sức bình tĩnh để có những bước xử trí tiếp theo phù hợp.

Sau khi kết quả test nhanh có kết quả dương tính, người dân cần có ý thức bảo vệ gia đình vì bản thân mình đang có nguy cơ mắc COVID-19, cần ngay lập tức cách ly với người thân, người trong cơ quan, tránh tiếp xúc với những người xung quanh; thông báo cho nhân viên y tế địa phương để có thể xác định lại tính chính xác của kết quả test nhanh (để xác định bản thân người test có mắc COVID-19 không hay đây là trường hợp kết quả dương tính giả của test) đồng thời sẽ được hướng dẫn những bước xử trí tiếp theo phù hợp.

Việc người dân cảm thấy lo lắng, khó thở là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phải đối mặt với những yếu tố nguy cơ cao, sau một khoảng thời gian ngắn chính bản thân sẽ có thể điều hòa lại nhịp thở, hô hấp của cơ thể. Do đó người dân cần phải giữ bình tĩnh.

Muốn xác định bản thân có khó thở thật sự hay không, muốn xác định nhịp thở thì cần phải thực hiện kiểm tra sau 15 phút đến 30 phút.

Test nhanh COVID-19 dạng mẫu gộp.

Phóng viên: Xin bác sĩ chia sẻ thêm về phương pháp để kiểm tra tình trạng hô hấp, nhịp thở mà người dân có thể áp dụng tại nhà?

TS. BS Lê Quốc Hùng: Trong điều kiện lý tưởng nếu có thể thực hiện đo chỉ số SpO2 thì cần lưu ý con số SpO2 dưới 95% dưới điều kiện thở khí trời là dấu hiệu cảnh báo thiếu oxy máu.

Một cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà đó là chúng ta có thể đếm nhịp thở và nhịp tim. Nếu nhịp thở tăng lên trên 20 lần/ phút trong điều kiện nghỉ ngơi thì đó là biểu hiện có thể cảnh báo nguy cơ, cần liên hệ với nhân viên y tế để kiểm tra lại vì trong thực tế cũng có những trường hợp người có nhịp thở nhanh hơn người bình thường ví dụ như bệnh nhân có bệnh phổi trước đó.

Nhip tim thông thường ở mức 80-100 lần/ phút, nếu nhịp thở trên 20 lần/ phút, nhịp tim trên 100 lần/ phút đó là dấu hiệu nguy cơ, kết hợp cùng các biểu hiện khác của bệnh COVID-19 thì cần liên hệ ngay với y tế địa phương để xác định đúng tình trạng của bản thân và có những hướng xử trí tiếp theo phù hợp.

Bộ Y tế nói gì về việc nhiều địa phương xin tiêm vắc-xin Nano Covax?

Trước đề nghị của nhiều địa phương về việc xin đăng ký tiêm thử nghiệm tiêm vắc-xin Nano Covax, Bộ Y tế cho biết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khôi Nguyễn ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN