Test COVID-19 định kỳ cho học sinh: Vừa đau mũi con, vừa "đau ví" mẹ

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Chuyên gia y tế khẳng định việc test COVID-19 định kỳ cho học sinh là không cần thiết, gây tốn kém và không thực sự hiệu quả.

Test định kỳ: Vừa đau mũi con, vừa "đau ví" mẹ

Sau khi cho con em trở lại trường, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng, mệt mỏi khi một số trường học yêu cầu test COVID-19 định kỳ cho học sinh.

Một trường THCS tại Hà Nội vừa thông báo đến phụ huynh học sinh: "Sau ít ngày đi học, tại trường xuất hiện lác đác F0 tại một số lớp vì vậy, ngày đầu tuần đi học khuyến khích phụ huynh test nhanh cho con trước khi đến trường và thông báo cho giáo viên chủ nhiệm (GVCN)”.

Một mẫu test COVID-19 của phụ huynh cho con được báo cáo lại GVCN

Một mẫu test COVID-19 của phụ huynh cho con được báo cáo lại GVCN

Thậm chí có trường dù không ra văn bản nhưng GVCN mỗi lớp nhắn tin yêu cầu phụ huynh tự test nhanh SARS-CoV-2 cho con tại nhà từ 1 - 2 lần/tuần trước khi trở lại trường để đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Trước các yêu cầu này, chị Hoàng Huệ (trú tại Cầu Giấy) chia sẻ: "Con nhà em bị F0 cả 3 bạn. Các bạn nào chưa bị cũng nên giữ an toàn bằng cách test nhanh, chi phí phụ huynh nên trả vì sự an toàn của con em mình. Chứ dính rồi là kiểu gì cũng nghỉ học vài hôm".

Tuy nhiên, chị Nguyễn Trang (trú tại Thanh Xuân) cho rằng: "Phần lớn phụ huynh đều không thể thực hiện lấy mẫu đúng kỹ thuật. Vì thế kết quả không chính xác. Vừa đau mũi con vừa đau ví bố mẹ thậm chí còn tạo tâm lý chủ quan. Hơn nữa nếu làm định kỳ chi phí không ít, mỗi con tuần 2 lần x 60 nghìn đồng/que test x 4 tuần cũng hết gần 600 nghìn đồng/tháng".

Còn theo phụ huynh Nguyễn Thị Tình (trú tại Cầu Giấy), “tốn kém quá sẽ dẫn đến việc test 1 cháu gửi cho 2 cô. Vì vậy, kết quả phụ thuộc cả vào ý thức và sự trung thực của phụ huynh”.

Chuyên gia y tế: Test COVID-19 định kỳ tốn kém, không hiệu quả

Trao đổi với Báo Giao thông, PGS. Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng: "Việc bắt buộc xét nghiệm trước khi trở lại trường hoặc xét nghiệm định kỳ cho giáo viên, học sinh là không cần thiết, gây tốn kém và không thực sự hiệu quả.

Theo ông Phu, một người có kết quả âm tính hôm nay, đang trong giai đoạn ủ bệnh, hoặc sau đó tiếp xúc với F0 thì vẫn có thể dương tính sau vài ngày.

Hiện cả nước đã bước vào giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” nên xét nghiệm tràn lan không phù hợp.

Các trường học nên tập trung xét nghiệm “trọng tâm, trọng điểm” vào đối tượng nguy cơ. Chỉ nên yêu cầu test COVID-19 với những trường hợp có tiền sử tiếp xúc với F0 hoặc nghi ngờ tiếp xúc với F0; các trường hợp có triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất khứu giác hoặc triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 khác; nhóm còn lại không cần xét nghiệm.

Đồng thời, nhà trường tăng cường các biện pháp giám sát. Học sinh nào có triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở, cần cho đi xét nghiệm ngay kết hợp điều tra dịch tễ.

“Các phụ huynh cần phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và cơ quan y tế trong việc phát hiện các trường hợp nghi ngờ. Ví dụ, nếu ở nhà, con bị sốt, ho thì phụ huynh phải báo ngay cho nhà trường, cơ quan y tế. Hoặc gia đình có trường hợp F0 thì nên cho trẻ nghỉ học, sau đó thông báo cho nhà trường và y tế để điều tra dịch tễ”, ông Phu nhấn mạnh.

Những lưu ý khi tự test nhanh COVID-19 tại nhà

Sử dụng đúng các bộ kit đã được cấp phép, tuân thủ các hướng dẫn từ nhân viên y tế, thực hiện lấy mẫu đúng quy định, xử lý rác thải sau test… là những điều người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vũ Vũ ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN