Tay vợt nữ số 1 thế giới Venus Williams mắc hội chứng Sjogren
Với 23 danh hiệu Grand Slam, Venus Williams từng là tay vợt nữ số 1 thế giới.
Williams đã phải chiến đấu với bệnh tật 1 thời gian dài. Năm 2019, cô ấy đã chia sẻ với Prevention.com về cuộc đấu tranh của mình với hội chứng Sjogren, một bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng đến khoảng 4 triệu người ở Mỹ.
Bắt đầu vào năm 2004, Williams trải qua các triệu chứng như mệt mỏi và khó thở. Williams nói: “Các triệu chứng của tôi ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đến mức tôi không thể chơi quần vợt chuyên nghiệp được nữa."
Williams rút khỏi US Open 2011 khi sự mệt mỏi liên quan đến bệnh tật trở nên quá sức chịu đựng, và đây là lần đầu tiên cô bị loại khỏi 100 tay vợt hàng đầu kể từ năm 1996. Thay vào đó, cô dành thời gian để tập trung vào sức khỏe của mình.
Hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren là một bệnh tự miễn khiến hệ thống miễn dịch của bạn bị rối loạn và tấn công các tế bào khỏe mạnh thay vì vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập. Các tế bào bạch cầu thường bảo vệ bạn khỏi vi trùng sẽ tấn công các tuyến chịu trách nhiệm tạo độ ẩm.
Khi điều đó xảy ra, cơ thể không thể tiết ra nước mắt và nước bọt, vì vậy mắt, miệng và các bộ phận khác trên cơ thể bạn bị khô.
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh Sjögren, bạn sẽ phải sống chung với căn bệnh này suốt đời.
Mặc dù căn bệnh mãn tính như của Sjögren không thể chữa khỏi nhưng nó có thể được điều trị bằng thuốc. Tiến sĩ Marchetta nói rằng, việc điều trị hội chứng Sjogren hướng đến các triệu chứng cụ thể của bệnh nhân. "Bạn có thể kiểm soát tình trạng khô mắt bằng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ hoặc thuốc chống viêm do bác sĩ nhãn khoa kê đơn. Ngoài ra còn có thuốc kích thích tiết nước bọt."
Bên cạnh đó, những thay đổi trong lối sống như tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen ngủ tốt có thể giúp những người mắc bệnh tự miễn dịch cảm thấy tốt hơn.
Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro
Các bác sĩ không biết nguyên nhân chính xác của căn bệnh này. Gen được coi là 1 trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu.
Các tế bào bạch cầu thường dẫn đầu cuộc tấn công chống lại vi trùng. Nhưng do gen bị lỗi, các tế bào bạch cầu của bạn nhắm vào các tế bào khỏe mạnh trong các tuyến tạo ra nước bọt và nước mắt.
Bên cạnh đó, 1 số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Tuổi tác: Sjogren thường ảnh hưởng đến những người trên 40 tuổi, nhưng người lớn và trẻ em cũng có thể mắc bệnh này.
- Giới tính: Phụ nữ có khả năng mắc bệnh Sjogren cao gấp 10 lần so với nam giới.
- Các vấn đề tự miễn dịch khác: Gần một nửa số người mắc bệnh Sjogren cũng mắc một tình trạng tự miễn dịch khác, như bệnh lupus và viêm khớp dạng thấp.
Triệu chứng hội chứng Sjogren
Các triệu chứng của Sjogren có thể khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Khô miệng, có thể có cảm giác như phấn hoặc bông trong miệng
- Mắt khô, ngứa hoặc cảm thấy cộm
- Khô họng, môi hoặc da
- Khô trong mũi
- Một sự thay đổi trong hương vị hoặc mùi
- Sưng hạch ở cổ và mặt
- Phát ban da và nhạy cảm với tia UV
- Ho khan hoặc khó thở
- Cảm thấy mệt
- Khó tập trung hoặc ghi nhớ mọi thứ
- Đau đầu
- Khô âm đạo ở phụ nữ
- Sưng, đau và cứng khớp
- Ợ chua, cảm giác nóng rát di chuyển từ bụng lên ngực
- Tê hoặc ngứa ran ở một số bộ phận trên cơ thể
Biến chứng hội chứng Sjogren
Vì cơ thể không có đủ nước bọt giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu nên có khả năng bạn sẽ bị sâu răng nhiều hơn những người khác. Bạn cũng có thể bị viêm nướu, được gọi là viêm lợi hoặc nhiễm trùng nấm men trong miệng, khó nuốt, khô mũi, từ đó có thể dẫn đến các vấn đề như chảy máu cam hoặc viêm xoang.
Khô mắt có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng quanh mắt và gây hại cho giác mạc, giảm tầm nhìn.
Các tình trạng sức khỏe ít phổ biến khác liên quan đến Sjogren bao gồm:
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Viêm bàng quang kẽ
- Các vấn đề về gan, như viêm gan tự miễn mạn tính hoạt động hoặc viêm đường mật nguyên phát
- Các tình trạng ảnh hưởng đến phổi, như viêm phế quản hoặc viêm phổi
- Ung thư hạch bạch huyết
- Các vấn đề về thần kinh
Nguồn: [Link nguồn]
Ung thư đại tràng là căn bệnh có xu hướng ngày càng tăng dần và trẻ hóa, nó có liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống.