Tất tần tật những điều nên biết về dưa hấu, loại quả may mắn trong ngàyTết
An tâm hơn khi thưởng thức dưa hấu nếu bạn biết được những điều này.
1. Mặt cắt của dưa hấu là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập
Dưa hấu nguyên vẹn gần như vô trùng ở bên trong. Nhưng một khi bị cắt bằng dao thì vi khuẩn đã xâm nhập vào mô của quả dưa hấu. Cả mô dưa hấu và nước dưa hấu đều chứa chất dinh dưỡng, lượng nước vừa đủ, thích hợp cho sự sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn. Vì vậy, một khi dưa hấu bị cắt, vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng trong môi trường nóng ẩm của mùa hè, gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho chúng ta. Vết cắt càng phẳng mịn, độ nhiễm khuẩn càng lớn.
Tất nhiên, những chiếc thìa chúng ta dùng để xúc dưa hấu cũng vậy. Sau khi cho vào miệng, vi khuẩn và nước bọt vô tình được “cấy” vào dưa hấu. Dao, thìa, thớt, không khí… đều là những nguồn gây nhiễm khuẩn. Vì vậy, dưa hấu đã cắt nên ăn hết trong một lần, tránh để sang ngày hôm sau.
2. Thời gian bảo quản dưa hấu ở nhiệt độ phòng
Dưa hấu hàm lượng nước lớn, độ chua thấp và áp suất thẩm thấu tương đối thấp nên dưa hấu đã bổ thì chỉ bảo quản được dưới 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Khi ăn dưa hấu, tốt nhất nên cắt sạch vỏ và cùi vì lớp này có nhiều vi sinh vật sinh sôi nhất.
3. Dưa hấu sau khi cắt cần bảo quản trong tủ lạnh
Dưa hấu để qua đêm tất nhiên là có thể ăn được, nhưng chỉ khi được bảo quản lạnh ngay sau khi cắt. Dưa cắt xong cần dùng màng bọc thực phẩm bọc lại càng sớm càng tốt, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Điều này là do bên trong mô thực vật ban đầu là vô trùng, và sự nhiễm vi khuẩn bắt đầu từ mặt cắt và xâm nhập sâu vào bên trong. Việc bọc màng bọc thực phẩm sẽ không ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn mà chỉ để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo của các thực phẩm khác trong tủ lạnh và vi sinh vật trên thành tủ sang dưa hấu, đồng thời cũng để ngăn các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh không bị dính lên dưa hấu.
4. Chỉ nên ăn một lượng dưa hấu vừa đủ
Dưa hấu là loại quả có 8% đến 13% đường. Nếu tính theo hàm lượng đường 10% thì 1000 gam dưa hấu sẽ cung cấp 100 gam đường. Vì vậy, tốt nhất chỉ nên ăn 200 đến 350 gam dưa hấu mỗi ngày, tối đa không quá 1 kg. Mức dinh dưỡng này phù hợp với khẩu phần trái cây nên ăn hàng ngày và sẽ không khiến lượng calo dung nạp vào cơ thể ở mức cao.
5. Người bệnh tiểu đường có thể ăn dưa hấu
Người bệnh tiểu đường có thể ăn dưa hấu, nhưng nên ăn với lượng nhỏ. Chỉ số đường huyết (GI) của dưa hấu cao tới 72, đây là giá trị GI cao nhất trong các loại trái cây (tương đương với vải thiều). Bệnh nhân tiểu đường có thể cân nhắc ăn một lượng nhỏ giữa các bữa ăn hoặc trước bữa ăn, chẳng hạn như ăn khoảng 100gr dưa hấu mỗi lần, ăn 200gr quả chia làm hai lần.
6. Người bệnh gout có thể ăn dưa hấu
Bệnh nhân gút có thể ăn dưa hấu. Kali và vitamin C trong nó đều có lợi cho tình trạng bệnh. Lượng kali dồi dào có lợi cho quá trình đào thải axit uric. Tuy nhiên, xét thấy dưa hấu chứa nhiều đường fructose, và quá nhiều đường fructose sẽ làm tăng sản xuất axit uric nội sinh nên việc ăn dưa hấu như một bữa ăn là không thích hợp. Ăn một nửa quả dưa hấu mỗi ngày sẽ không khiến cơ thể nạp quá nhiều đường fructose.
Nguồn: [Link nguồn]
Quả la hán vị ngọt, tính mát thanh nhiệt giải khát, ngoài ra còn có tác dụng như chống oxy hóa, kiểm soát bệnh tiểu đường...