Tất niên triền miên phải nhớ 7 nguyên tắc vàng khi uống rượu bia để không lo nhập viện

Sự kiện: Ngộ độc rượu

Uống rượu bia vào ngày Tết là điều khó tránh, nhưng chúng ta có thể biết uống rượu bia không đúng cách.

Tết đến, xuân về không thể thiếu chén rượu mừng năm mới. Chính vì thế, nhiều bác sĩ lo ngại sẽ có nhiều vụ ngộ độc rượu xảy ra trong dịp Tết.

PGS. TS. Cao Thị Thu Hương - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo để bảo vệ sức khỏe thì không nên uống rượu bia. Tuy nhiên, nếu ai đó có uống thì cân nhắc và uống đúng cách để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Liều lượng

Bia, rượu vang, rượu mạnh là đồ uống có cồn ở các nồng độ khác nhau: Lượng cồn tiêu thụ được tính toán dựa trên nồng độ cồn của đồ uống và thể tích đồ uống.

Một đơn vị rượu là 10 g cồn tương đương ¾ lon bia 330 ml; 135 ml rượu vang; 30 ml rượu whisky. Đối với rượu, không nên uống quá 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).

Tất niên triền miên phải nhớ 7 nguyên tắc vàng khi uống rượu bia để không lo nhập viện - 1

Uống rượu bia khi đói làm lượng cồn phối hợp với dịch vị tăng khả năng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày.

2. Uống từ từ

Khi uống rượu phải uống từ từ, chậm rãi nhằm giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu.

3. Nên có đồ ăn, uống lót dạ trước khi uống rượu bia

Trước khi uống rượu nên uống nước lọc, nước quả, súp hoặc nước canh và đồ ăn đặc biệt là rau xanh nhằm pha loãng nồng độ cồn của rượu, giảm kích ứng dạ dày. Nên ăn đồ ăn có nhiều protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu. 

4. Không nên uống rượu lúc đói

Uống rượu khi đói làm lượng cồn phối hợp với dịch vị tăng khả năng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày

5. Không nên uống rượu với đồ uống có ga

Uống rượu bia với nước giải khát có ga, bia làm lượng ga tăng khả năng hấp thu rượu vào trong máu.

6. Không nên sử dụng rượu với thuốc giảm đau để tăng “tửu lượng

Khi uống rượu có thể gây đau đầu, nên một số “cao thủ rượu” đã uống aspirin trước khi uống rượu để tăng “tửu lượng”.

Đây là điều hết sức nguy hiểm vì aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng  hấp thu rượu vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh.

Do đó, những người đang có chỉ định dùng aspirin (trong những trường đau đầu, đau răng, đau khớp, có nguy cơ đột quị…)  thì nên tránh uống rượu.

7. Không nên uống rượu với caffeine

Rượu là một chất ức chế/trầm cảm làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ. Caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim và trong một số trường hợp, gây nhịp tim đập nhanh và nhịp tim không đều.

Caffeine cũng dẫn đến nhức đầu, bồn chồn, kích động, các vấn đề về dạ dày và hơi thở bất thường. Nếu sử dụng caffeine để “tỉnh táo” khi uống rượu là một sai lầm nguy hiểm. Uống đồng thời rượu và caffeine không có sự trung hòa giữa  chất ức chế và chất kích thích, ngược lại nó làm tăng nguy cơ tử vong do mắc hội chứng sốc độc tố.

Ngộ độc rượu methanol phá hủy cơ thể thế nào?

Methanol là chất không màu, không mùi, không vị, nhưng chỉ một lượng rất nhỏ cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí chết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ngộ độc rượu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN