Tắt kinh, nghén tưởng có bầu 6 tháng, hóa ra chửa trứng, không có thai nhi

Sự kiện: Mang thai

Đang có bầu ở tháng thứ 6 thì chị thấy có hiện tượng ra máu âm đạo nhiều, toàn thân phù nề nên gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.

Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng vừa tiếp nhận bệnh nhân là chị V.T. N (35 tuổi, TP Hải Phòng). Đang có bầu ở tháng thứ 6 thì chị thấy có hiện tượng ra máu âm đạo nhiều, toàn thân phù nề nên gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Đây là lần mang thai thai thứ 3 của chị. Trước đó, chị chưa đi khám thai lần nào.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ra máu âm đạo nghiêm trọng, toàn thân phù nề có biểu hiện nhiễm độc nên được chỉ định mổ cấp cứu. Kết quả phát hiện khối thai trứng toàn phần (100% bánh nhau là một tổ hợp bọng nước), hoàn toàn không có thai nhi. Thể tích tổ hợp bọng nước lên tới 2 lít.

Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của nhau thai. Nguyên bào nuôi của gai rau phát triển quá nhanh, các tổ chức liên kết và mạch máu trong gai rau phát triển không kịp do vậy các gai rau sẽ thoái hóa thành các bọng nước.

Chửa trứng được thống kê có tỷ lệ cao ở phụ nữ trước tuổi 20 và sau 40. Chửa trứng có 2 dạng là chửa trứng toàn phần (không có thai nhi) và chửa trứng bán phần (có thai nhi hoặc một phần thai nhi).

Chửa trứng cũng được chia ra gồm chửa trứng lành tính, lớp hợp bào không ăn vào cơ tử cung và chửa trứng ác tính (chửa trứng xâm nhập), lớp đơn bào ở trong xâm lấn ra ngoài tràn vào niêm mạc tử cung, ăn sâu vào lớp cơ tử cung, có khi ăn thủng lớp cơ tử cung gây chảy máu trong ổ bụng.

Chửa trứng cũng có dấu hiệu như có thai thật

Những trường hợp chửa trứng sẽ vẫn có dấu hiệu có thai như tắt kinh, nghén, vú căng tuy nhiên nghén nặng hơn và bụng to nhanh hơn bình thường. Bên cạnh đó, ra máu âm đạo là triệu chứng quan trọng đầu tiên. Ra máu sớm vào khoảng tháng thứ 2 đến tháng thứ 4, ra máu tự nhiên, màu đen, đỏ, ít một và dai dẳng. Đau bụng có thể gặp trong sắp sảy thai trứng hoặc có biến chứng.

Chị em cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu máu, có thể nhiễm độc thai nghén, đôi khi có vàng da, nước tiểu vàng. Trường hợp nặng có thể cường giáp với biểu hiện nhịp tim nhanh, da nóng ẩm, run tay, tuyến giáp to.

Bệnh nhân sẽ được lấy khối trứng ra ngoài tử cung bằng cách nong nạo hay hút nạo. Nếu thai trứng xâm lấn làm thủng tử cung, bác sĩ chọn giải pháp phẫu thuật cắt tử cung toàn phần ở các phụ nữ không muốn có con nữa hoặc trên 40 tuổi. Sau đó, người bệnh được xét nghiệm định lượng beta hCG 2 tuần/lần trong 3 tháng đầu rồi 6 tháng/lần cho đến hết 12 tháng.

BS lưu ý chị em tuyệt đối tránh có thai trong vòng 18 tháng sau hút nạo. Thời điểm an toàn để sinh em bé là sau ít nhất 24 tháng.

Ngoài ra, chửa trứng không ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục có thai, ngay cả khi người bệnh đã trải qua hóa trị. Nó cũng không làm tăng nguy cơ thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, sinh non, hoặc các biến chứng khác. Tỉ lệ mắc thai trứng lần nữa chỉ 1-2%.

Chuyên gia khuyến cáo, khuyên phụ nữ mang thai, cần khám thai đầy đủ để luôn biết rõ sức khỏe phát triển của thai nhi.

Mang thai tháng thứ 8 vẫn mất con, người mẹ ân hận vì chủ quan với căn bệnh hay gặp khi mang thai

Mang thai tháng thứ 8 chị hốt hoảng vì con không thấy đạp trong bụng, hóa ra thai đã chết lưu. Vào viện bác sĩ bảo phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Mang thai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN