Tập thể dục vào buổi sáng se lạnh, ai cũng cần tránh 3 sai lầm nguy hiểm này để tránh rước họa vào thân

Sự kiện: Sống khỏe

Bất cứ ai tập thể dục, nếu gắng sức đều có thể dẫn tới choáng, sốc, ngất, giảm thể tích tuần hoà... Nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể tử vong.

Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khỏe. Nhiều người lựa chọn chạy bộ vào sáng sớm bởi đây môn tập dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng. Tập thể dục vào buổi sáng có thể giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe, tiêu hao calo, giảm béo, cải thiện tinh thần và nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây thời tiết giao mùa, miền Bắc bắt đầu bước vào mùa Đông lạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người. Mới đây, tối 15/10, một người đàn ông khoảng 30 tuổi đang chạy bộ tại Công viên Thanh Xuân (Hà Nội) thì bất ngờ ngã gục, người xung quanh liền gọi cấp cứu, đưa vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhưng không qua khỏi. Bệnh nhân được xác định đã tử vong ngoại viện.

Những người mắc bệnh lý liên quan tim mạch, hô hấp... cần khởi động kỹ khi tập thể dục. Ảnh minh họa

Những người mắc bệnh lý liên quan tim mạch, hô hấp... cần khởi động kỹ khi tập thể dục. Ảnh minh họa

Trước đó, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện E, cấp cứu cho bệnh nhân N.M.H (37 tuổi, trú tại Hà Nội), bệnh nhân nhập viện có dấu hiệu toan chuyển hóa, suy thận cấp, tăng CK máu (một loại enzyme xúc tác phản ứng sinh hóa của cơ thể). Bệnh nhân đã được bác sĩ chỉ định điều trị tích cực, lọc máu.

Được biết, bệnh nhân N.M.H không có tiền sử bệnh tật, bản thân thường xuyên luyện tập. Trước đó, bệnh nhân có bị sốt và khi hết sốt, anh H nghĩ mình đã khỏe nên tiếp tục tham gia chạy bộ. Các bác sĩ cho rằng đây là sai lầm của bệnh nhân, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

3 sai lầm phổ biến khi tập thể dục gây nguy hiểm sức khỏeTập thể dục càng nhiều càng tốt

Cơ thể con người cần có 24 - 72 tiếng đồng hồ để hồi phục sau quá trình tập luyện. Khi cơ thể chưa sẵn sàng, việc liên tục tập thể dục ở cường độ cao có thể khiến chấn thương rất dễ xảy ra. Vì thế, bạn nên xây dựng một thời khoá biểu hợp lý, có ngày nghỉ giãn cách để hồi sức.

Thời lượng tập cũng không phải “càng lâu càng tốt” như mọi người vẫn nghĩ. Nhiều trường hợp tập luyện 1 tiếng không đạt được nhiều tác dụng như người tập trong 30 phút.

Nguyên nhân chính nằm ở chất lượng buổi tập. Khi bạn tập đúng cách và hết mình thì bạn vẫn có thể đạt hiệu quả chỉ trong một khoảng thời gian vừa đủ.

Tập thể dục giúp thân hình săn chắc chứ không thay đổi được hoàn toàn thể hinh. Ảnh minh họa

Tập thể dục giúp thân hình săn chắc chứ không thay đổi được hoàn toàn thể hinh. Ảnh minh họa

Tập thể dục càng nặng thì hiệu quả càng nhanh

Hầu như ai cũng muốn nhanh chóng nhận được kết quả khi mới bắt đầu tập luyện, vì thế, họ thường lựa chọn những bài tập thật nặng.

Tuy nhiên, trong quá trình tập thể dục thể thao, cường độ quá cao sẽ gia tăng nguy cơ bị chấn thương. Các bộ phận thường xuyên chịu tổn thương khi tập luyện quá cường độ là khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng và thắt lưng…

Nhịn ăn gì sau khi tập thể dục để giảm cân

Nhiều người tìm tới thể dục thể thao để có được thân hình thon gọn như người mẫu, diễn viên trên truyền hình. Do đó, họ còn cố gắng giảm khẩu phần ăn uống, ép bản thân không nạp thêm năng lượng vào cơ thể với hi vọng “đốt mỡ” nhiều hơn.

Tuy nhiên, tập thể dục chỉ có thể đem tới cho bạn một thân hình săn chắc, khỏe mạnh và có tỷ lệ mỡ hợp lý hơn chứ không thể thay đổi hoàn toàn hình thể của một người. Đây là vấn đề phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền.

Bên cạnh đó, cơ bắp cũng cần được chữa lành sau quá trình tập luyện. Bạn nên bổ sung thêm protein và một ít carbohydrates (trái cây, sữa hoặc thịt) không quá 30 phút sau khi tập để hồi phục mức glycogen, cung cấp thêm năng lượng và tránh kiệt sức.

Tập thể dục buổi sáng cần làm gì để tránh nguy hiểm?

Bất cứ ai nếu tập thể dục gắng sức đều rất nguy hiểm. Ảnh minh họa

Bất cứ ai nếu tập thể dục gắng sức đều rất nguy hiểm. Ảnh minh họa

Chia sẻ trên báo HNM, ThS.BS Đỗ Quốc Phong, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện E cho biết, bất cứ ai khi tham gia hoạt động thể lực gắng sức đều có thể dẫn tới choáng, sốc, giảm thể tích tuần hoàn. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu choáng váng, mạch nhanh, ngất, nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể tử vong.

Theo bác sĩ, tập thể dục nói chung và chạy bộ nói riêng tốt cho sức khỏe nhưng việc chạy cần phù hợp với sức khỏe, không nên gắng sức để đạt mục tiêu của bản thân mà quên đi thể lực hiện tại. Trước mỗi cuộc chạy, chúng ta cần chuẩn bị tập luyện thật kỹ, nâng dần cường độ vận động và độ khó.

Khi tập thể lực, mọi người cần chú ý tới các dấu hiệu như khát nước liên tục dù đã uống nước, khi choáng, mệt thì cần dừng lại. 

Sau khi tập luyện, nếu có biểu hiện đau cơ kéo dài, mệt mỏi, nước tiểu ít, nước tiểu có màu đỏ thì cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ can thiệp.

Với những người bị mắc các bệnh lý liên quan tim mạch, hô hấp... Trước khi tập luyện thể dục thể thao, cần khởi động kỹ, tập xong phải thả lỏng, hồi phục cơ, bổ sung nước, chất điện giải để tránh mất nước.

Các bác sĩ khuyên rằng, trước khi tập thể dục, người tập cần xây dựng kế hoạch luyện tập, xác định mức độ tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

14 điều tồi tệ có thể gặp, nếu bạn không chịu tập thể dục

Việc tập thể dục mới nghe ra không có gì khó khăn, nhưng thống kê cho thấy, vẫn còn nhiều người chưa bố trí được kế hoạch rèn luyện thể dục đều đặn cho bản thân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN