Tập thể dục buổi sáng rất tốt nhưng nếu không nắm được 4 điểm này, tính mạng có thể bị đe dọa
Tập thể dục đúng cách có thể phòng ngừa và cải thiện được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi tập để tránh rước họa vào thân.
Khi tập thể dục thường xuyên, nó có thể giúp thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường các chức năng của cơ thể. Thế nhưng khi tập thể dục vào buổi sáng, đặc biệt là người cao tuổi nên chú ý tới thể trạng của mình. Tùy theo từng người mà áp dụng những bài tập và thời gian luyện tập phù hợp, nếu không rất dễ khiến mạch máu bị vỡ, gây nguy hiểm tới tính mạng.
Khi tập thể dục cần chú ý gì?
1. Thời gian tập luyện
Nhiều người thích dậy sớm để tập thể dục, họ cho rằng đây mới là thời điểm tốt nhất. Thế nhưng trên thực tế, việc dậy sớm như thế này không hẳn đã tốt.
Trong trường hợp bình thường, thời điểm buổi sáng sớm, thể chất của con người vẫn chưa hồi phục và tỉnh táo. Đặc biệt là vào thời tiết se lạnh, cơ thể phản ứng chậm, dễ gây tai nạn.
Đặc biệt, đối với người cao tuổi mắc các bệnh huyết áp, tim mạch. Buổi sáng là lúc độ nhớt trong máu tăng cao, việc vận động sớm làm tăng nguy cơ bệnh bùng phát đột ngột.
Vì vậy, khi tập thể dục buổi sáng, bạn nên tuân theo một thói quen bình thường của cơ thể. Trước hết phải đảm bảo chất lượng giấc ngủ, sau khi ngủ đủ giấc, việc tập thể dục nên bắt đầu 6h30 đến 8h là tốt nhất.
Trong thời gian này, huyết áp sẽ từ từ hạ xuống, vận động phù hợp cũng có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể, cải thiện chức năng trao đổi chất, giúp giảm một số triệu chứng khó chịu, tăng cường khả năng miễn dịch.
2. Địa điểm luyện tập
Tập thể dục nên chọn những địa điểm công cộng, không gian rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát như công viên hoặc sân chơi. Tuy nhiên, một số người lại thích vận động mạnh như leo núi, đi bộ, đạp xe trong rừng. Điều này không tốt cho sức khỏe.
Bởi vì cây cối trong rừng khi trải qua quá trình quang hợp vào ban đêm, nồng độ oxy sẽ xuống thấp, carbon dioxide tăng cao, việc tập luyện trong rừng sẽ không tốt cho sức khỏe. Khi tập luyện mệt, việc hít thở thiếu oxy như vậy rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh vận động mạnh trong không gian quá kín, bí bách, để tránh trường hợp có thể bị ngất xỉu do thiếu oxy.
3. Bài tập thể thao
Mặc dù việc tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng tùy theo mỗi người, độ tuổi sẽ có những bài tập khác nhau. Người cao tuổi cần lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, cần khởi động trước khi tập luyện.
Nếu là người có tim mạch không tốt, có thể chọn những bài tập như đi bộ, yoga, Thái Cực Quyền… Nếu chân không khỏe, chỉ cần vận động ở nhà thông qua các bài tập kéo giãn gân xương.
Đặc biệt, cần chú ý tới thời gian tập thể dục vào buổi sáng, chỉ nên kéo dài từ 20 phút đến nửa tiếng.
4. Nhịn ăn
Một số người có thói quen tập thể dục trước rồi mới ăn sau, việc làm này sẽ gây hại cho cơ thể. Sau một đêm quá trình trao đổi chất, thức ăn trong cơ thể đã được tiêu hóa hết, cơ thể đang ở giai đoạn trao đổi chất thấp và thiếu năng lượng, việc tập thể dục lúc này hoàn toàn không tốt.
Nếu người cao tuổi tập thể dục lúc đói sẽ dễ gây chóng mặt hoặc hạ đường huyết. Ngoài ra hàm lượng triglycerid trong mạch máu sẽ tăng cao, nồng độ acid béo tự do trong máu cũng tăng lên rất nhiều, gây ảnh hưởng xấu đến cơ tim.
Đối với bệnh nhân xơ vữa động mạch hoặc các bệnh về tim mạch, mạch máu não, khi tập thể dục buổi sáng, trước tiên có thể ăn một chút gì đó để lót dạ như một miếng bánh mì hoặc uống một ít sữa. Sau khi ăn no khoảng nửa tiếng thì đi tập thể dục.
Ngoài ra, bạn nên chú ý giữ ấm khi tập thể dục buổi sáng, không thể mặc quá ít cũng không được quá nhiều, trang phục rộng rãi, thoải mái.
Trường hợp sốc phản vệ do dị ứng thực phẩm kết hợp với tập thể dục tuy hiếm gặp nhưng bạn cần chú ý.
Nguồn: [Link nguồn]