Táo bón tưởng đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm
Lương y Nguyễn Hữu Khai cho biết ngày xưa các cụ đã dạy: “Bệnh từ miệng vào, vạ từ dạ ra” nếu chúng ta ăn uống khoa học, tránh táo bón không chỉ ngừa được ung thư đại tràng mà còn ngừa được các bệnh ung thư khác.
Biểu hiện của táo bón
Táo bón là chứng bệnh tưởng đơn giản nhưng những rắc rối khó chịu mà bệnh gây ra cho sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh là vô cùng đáng lo ngại.
Đặc biệt là đối với người làm việc văn phòng, ít vận động, hầu như ai cũng đều mắc chứng táo bón ở mức độ nặng nhẹ khác nhau và sự quan tâm điều trị bệnh cũng chưa được chú trọng.
Theo lương y Nguyễn Hữu Khai - Tổng Giám đốc Công ty y dược Bảo Long táo bón nếu để lâu không trị được xem là yếu tố gây ung thư đại trực tràng. Chính vì vậy, lương Y Khai nhấn mạnh bằng mọi cách mỗi ngày vẫn phải đi đại tiện 1 lần nếu không đi sẽ tích độc trong cơ thể.
Trong sách về y khoa có ghi lại các nhà khoa học thế giới sau khi làm rất nhiều trường hợp lâm sàng và qua nghiên cứu cuối cùng người ta kết luận: Chúng tôi hoàn toàn tự tin công bố rằng hơn 90% căn bệnh hành hạ con người là do táo bón chứ không phải là bệnh nào khác.
Táo bón lâu có thể gây ung thư đại tràng trước
Trong khi đó, thông thường có những bệnh nhân hàng tuần không đi đại tiện. Khi họ tìm đến thầy thuốc nhưng họ không khám vì cái táo bón mà họ đau ở chỗ này, đau ở chỗ kia chỉ đến khi thầy thuốc khai thác mới biết là cả tuần họ chỉ đi đại tiện 1 lần. Điều này vô cùng nguy hiểm vì tích độc trong người quá lâu.Trong cuốn sách viết về ung thư của nhà bác học Golzen người Đức: Ung thư là sự trả thù của tự nhiên vì con người sử dụng thức ăn không đúng cách. Trong 10 nghìn trường hợp bị ung thư thì có tới 9999 người bị ung thư do sự đầu độc chính phân của mình. Điều này hoàn toàn đúng!
Phòng ung thư đại trực tràng - tránh táo bón
Phân là cặn bã vô cùng bẩn, còn kèm theo độc tổ từ đồ ăn, nước uống hàm lượng của nó thấp không đủ quật ngã chúng ta gây ngộ độc nhưng nó sẽ theo đường bài tiết lọc và đưa tất cả độc tố đó vào phần. Nếu đưa xuống đại tràng ta không đẩy ra ngoài thì nó nhiễm vào máu. Khi nhiễm vào máu cơ thể không lọc lại lần thứ 2.
Nếu 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày không đi đại tiện thì các bộ phận chức năng vùng bụng, vùng khung đại tràng sẽ không hoạt động hiệu quả bởi vì nó không thể hoạt động khi có cả túi phân bùng nhùng bên cạnh gây mệt mỏi. Như đại tràng, bang quang, phần phụ, buống trứng của phụ nữ, thận… sẽ không thể hoạt động tốt được.
Đau ở chỗ nọ, chỗ kia nhưng thực chất là do táo bón vì thế chúng ta cần phải có các biện pháp phòng tránh táo bón. Cách phòng táo bón đơn giản nhất theo lương y Khai là mọi người nên ăn nhiều rau. Khi ăn rau có thể lựa chọn ăn rau có nhiều chất xơ, các loại rau lá tốt hơn ăn củ, quả.
Rau được xem như một chiếc "chổi’ để làm sạch đại tràng của mỗi người. Nếu ai cũng ăn các thức ăn chứa nhiều tinh bột, sữa thì bài tiết là váng phân và bám lại ở đại tràng lâu ngày sinh tích tụ thành cục phân lớn không đào thải được ra ngoài gây táo bón.
Bình thường đại tràng của chúng ta dài khoảng 2m, được cấu trúc 4 lớp. Bên trong đại tràng có rất nhiều vi khuẩn, tổng số có khoảng hơn 500 loại vi khuẩn sống trong đại tràng. Trong đó, hầu hết là vi khuẩn có lợi.
Đại tràng có nhiệm vụ biến các chất xơ thành các loại axit amin, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Các loại vi khuẩn luôn sinh ra và chết đi trong đại tràng. Mỗi ngày có 17.000 tỷ con vi khuẩn được đẩy ra theo phân. Số lớn vi khuẩn có lợi luôn lấn át làm vi khuẩn gây bệnh làm nó không phát triển và không gây bệnh được nếu ta đi đại tiện đều đặn mỗi ngày. Lương y Khai nhấn mạnh, nên coi trị táo bón là việc làm thường xuyên và hàng ngày để đẩy độc tố ra khỏi cơ thể nhanh nhất.
Để khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ, cha mẹ cần áp dụng cho con một chế độ ăn hợp lý, kết hợp với một số...