Tắm lá mùi ngày 30 Tết là tục lệ lâu đời của người Việt nhưng đại kỵ với một số người
Tắm lá mùi vào ngày 30 Tết là một tục lệ phổ biến của người dân Việt Nam. Nhưng ý nghĩa của tắm lá mùi, công dụng của nó với sức khỏe và những người 'đại kỵ' với lá mùi thì không phải ai cũng biết.
Theo quan niệm xưa, việc tắm lá mùi vào ngày cuối năm là để xua tan những điều xui xẻo, không vui trong năm cũ để sẵn sàng đón một năm mới tốt đẹp hơn. Không chỉ là một phong tục mang nhiều ý nghĩa, mà chúng còn rất có lợi cho sức khỏe.
Bởi rau mùi có tác dụng điều trị chứng trầm cảm, căng thẳng, đau đầu. Ngoài ra, chúng còn có công dụng giảm đau và chữa cảm mạo rất tốt. Tinh dầu trong rau mùi cũng chứa lượng chất chống oxy hóa cao giúp làm sạch da và chống viêm. Tắm với nước từ loại rau này còn giúp lưu mùi hương dễ chịu và giúp tinh thần thoải mái, thư giãn.
Bên cạnh đó, hương của lá cây mùi tạo cho ta cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng vô cùng dễ chịu. Nhiều người lý giải rằng, lý do là bởi lá mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe.
Ngoài ra, rau mùi còn giúp ích nhiều cho những người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng. Rau mùi giúp giảm đau trong chứng phong thấp, thấp khớp, làm dịu cơn co rút cơ và cũng được dùng chữa trị cảm.
Chưa hết, loại cây này còn có tính sát khuẩn tốt. Tinh dầu rau mùi chứa chất chống oxy hóa cao, có tác dụng giảm viêm trong trường hợp nhiễm siêu vi và vi trùng đường hô hấp, tiêu hóa, viêm đường tiểu. Bởi vậy, tắm nước đun từ hạt hoặc lá mùi có tác dụng làm cho da sạch, chống viêm nhiễm.
Nhiều người lại lý giải thêm, rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu thực, thông đại tiểu tiện, trị chứng phong tà làm đậu, sởi không mọc lên được.
Những người không nên tắm lá mùi
Tuy có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý nên tránh tắm lá mùi ở trong những trường hợp sau:
- Những người mắc bệnh viêm da: Tuyệt đối không tắm nước lá mùi khi da có vết thương hở, bong tróc, nhiễm trùng hay viêm da bởi chúng có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Không tắm khi ăn no: Không nên tắm khi vừa ăn bởi hoạt động này có thể gây ra chứng đầy bụng hay các vấn đề về đường ruột khác.
- Không nên sử dụng nước lá rau mùi già để tắm cho trẻ sơ sinh.
- Những ai đang bị ốm: Không tắm lá mùi khi cơ thể đang không khỏe, cảm, sốt bởi điều này sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Những người bị thủy đậu hay sởi: Tắm khi cơ thể đang mắc những bệnh này sẽ làm tăng thời gian ủ và phát bệnh gây nguy hại cho sức khỏe.
Những lưu ý khi tắm nước mùi
|
Nguồn: [Link nguồn]
Để Tết an vui, bạn không nên bỏ qua những lưu ý để kiểm soát dễ dàng bệnh lý đường tiêu hóa rất hay gặp dưới đây.