Tại sao không nên ngoáy tai bằng tăm bông?

Sự kiện: Sống khỏe

Các chuyên gia y khoa mới công bố thông tin khiến nhiều người bất ngờ: Tăm bông không phù hợp để lấy ráy tai.

Tại sao không nên ngoáy tai bằng tăm bông? - 1

Theo tờ CNN, những hướng dẫn y khoa được đăng tải trên tạp chí Tai Mũi Họng của Mỹ cho thấy không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai.

Cụ thể hơn, họ khuyến cáo mọi người, không nên đưa bất cứ thứ gì "nhỏ hơn khuỷu tay bạn vào trong tai".

Trong đời sống hàng ngày, mọi người thường có thói quen dùng tăm bông ngoáy tai vì cho rằng nó phù hợp để vệ sinh lỗ tai.

Tuy nhiên, các tác giả cuốn sách này, trong đó có một chuyên gia thuộc ban cố vấn tại Học viện tai mũi họng và phẫu thuật đầu, cổ của Mỹ, giải thích: Những vật nhỏ như tăm bông, kẹp tóc, chìa khóa hay tăm xỉa răng dù có cuốn bông nhưng khi đưa vào tai dễ gây ra vết cắt trong ống tai, có nguy cơ làm thủng màng nhĩ và làm hỏng chuỗi xương trong tai. Điều này có thể dẫn đến việc mất khả năng nghe, chóng mặt, có tiếng ù trong tai hay các bệnh lý khác về tai.

Tai người có cơ chế làm sạch tự nhiên thông qua quá trình tắm rửa hàng ngày. Cơ thể của chúng ta sản xuất ra ráy tai để giữ tai được bôi trơn và được bảo vệ. Bụi bẩn lọt vào tai sẽ mắc kẹt vào ráy tai, không tiến vào sâu trong ống tai.

Hơn nữa, việc chuyển động hàm thông thường khi nói, nhai cùng với sự phát triển da trong ống tai sẽ giúp di chuyển ráy tai từ bên trong ra bên ngoài.

Có một vài trường hợp ráy tai tích tụ do quá trình tự làm sạch của tai không diễn ra trơn tru. Kết quả là khối ráy tai tích tụ bịt lại ống tai, cản trở việc nghe.

Tiến sĩ James Battey, Giám đốc Viện quốc gia về chứng điếc và các rối loạn giao tiếp khác, cho hay, những trường hợp này nếu sử dụng tăm bông sẽ biến tình hình tồi tệ hơn.

Ráy tai không những không được lấy ra mà còn bị đẩy sâu vào trong ống tai và dẫn tới tổn hại màng nhĩ. Ông cho biết có khoảng 2% người trưởng thành rơi vào trường hợp này và đi khám bác sĩ vì có triệu chứng mất thính lực.

Tiến sĩ James Battey cho rằng cách tốt nhất để lấy ráy tai an toàn là tìm đến trung tâm cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.

Tiến sĩ Seth Schwartz, chủ tịch nhóm biên soạn cuốn hướng dẫn y khoa mới của Học viện tai mũi họng và phẫu thuật đầu, cổ của Mỹ, cho rằng, chỉ cần lấy phần dư thừa ngoài vành tai là đủ.

Tiến sĩ cũng khuyến cáo không nên sử dụng nến xông tai (lấy ráy tai bằng cách thổi lửa) vì nó có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng đến màng nhĩ.

Chuyên gia cùng chỉ rõ người già thường có nhiều ráy tai nhưng đây không phải là nguyên nhân khiến họ giảm thính lực. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nghe kém ở người già là tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài.

Theo ông ráy tai không phải là chuyện xấu, hầu hết mọi người đều có và nên có ráy tai. Chỉ khi có quá nhiều ráy tai hay có các triệu chứng đau đớn, chảy máu hay khó nghe thì lúc đó nên tìm tới sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Nga (Infonet.vn)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN