Tại sao chúng ta thấy chóng mặt khi đứng lên?

Sự kiện: Sống khỏe

Chóng mặt khi đứng dậy là hiện tượng bình thường, song nếu kéo dài có thể cảnh báo chứng hạ huyết áp tư thế đứng, dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe.

Tại sao chúng ta thấy chóng mặt khi đứng lên? - 1

Vì sao lại có hiện tượng chóng mặt khi đứng dậy?

Có bao giờ bạn bị chóng mặt, đầu quay và mờ mắt khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi hoặc bước ra khỏi giường chưa? Theo Medical Daily, trong hầu hết các trường hợp, cơn choáng váng ấy sẽ giảm dần trong một vài giây khi bạn đứng yên một chỗ. Và điều này không đáng lo ngại. Ngoài ra, chóng mặt khi đứng có thể do nằm quá lâu hoặc thiếu nước, ví dụ như trong lúc tập thể thao hoặc mới ốm dậy. Những cơn choáng như thế thường qua đi sau vài giây và hoàn toàn bình thường.

TS  Phillip Low - một giáo sư về thần kinh tại BV Mayo ở Minnesota giải thích rằng: "Trái tim của chúng ta như là một máy bơm và khi bạn đứng lên đột ngột, lượng máu đi vào tim bị giảm. Điều này có thể gây giảm huyết áp tạm thời và phải mất một khoảng thời gian ngắn để các cơ chế điều chỉnh khởi động và phục hồi nó dần dần."

Tại sao chúng ta thấy chóng mặt khi đứng lên? - 2

Những cơn choáng như thế thường qua đi sau vài giây và hoàn toàn bình thường. Ảnh: Internet

Trong y tế, trường hợp này được gọi là hạ huyết áp tư thế đứng. Bạn rất dễ trải nghiệm triệu chứng trên nếu bị huyết áp thấp hoặc dùng thuốc huyết áp làm giãn mạch máu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng tình trạng này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không ăn đủ thức ăn hoặc không uống đủ nước. Bỏ qua các bữa ăn có thể dẫn đến giảm lượng đường huyết, trong khi tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng mất nước, làm chậm lưu lượng máu. Các nguyên nhân khác bao gồm tập luyện, kiệt sức do nhiệt, mang thai, uống rượu và thiếu ngủ.

Hạ huyết áp tư thế đứng có thể nhẹ và kéo dài vài phút. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể báo hiệu nhiều vấn đề nghiêm trọng, do vậy hãy gặp bác sĩ nếu bạn thường xuyên cảm thấy đầu óc quay cuồng khi đứng lên.

Tiến sĩ Christopher Gibbons, phó giáo sư thần kinh học tại Trường Y Harvard, cho biết: "Nếu bạn vẫn còn chóng mặt khi đứng một lúc, có thể đã có vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Điều này cho thấy huyết áp của bạn giảm và không phục hồi". Hạ huyết áp tư thế đứng phổ biến hơn với người lớn tuổi. TS Gibbons chia sẻ rằng: "Khoảng 5%-10% người lớn tuổi phát triển tình trạng này tại một số thời điểm khi họ đã quá 60 tuổi". Hạ huyết áp tư thế đứng còn gây ngất xỉu, té ngã dẫn đến chấn thương và cảnh báo chức năng một bộ phận trong cơ thể đang trục trặc.

Và dấu hiệu khác không được bỏ qua, đó là nếu bạn cũng mất ý thức sau khi đứng lên, ngay cả khi chỉ trong vài giây. Lúc này bạn phải đi khám bác sĩ ngay, và đừng tự ý mua và uống thuốc, bởi nó có thể là rối loạn tiềm năng liên quan đến tim, hệ thần kinh hoặc hệ nội tiết. 

Nên ăn gì để giảm chóng mặt?

Dùng thực phẩm giàu vitamin C

Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y khoa Hiroshima (Nhật Bản) cho biết tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu vitamin C có thể điều trị bệnh Meniere (có liên quan đến chứng chóng mặt) rất hiệu quả. Một số thực phẩm dồi dào vitamin C như trái cây họ cam quýt, sơri, dâu tây, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, khoai lang, củ cải trắng, xoài, đu đủ, dứa, bắp cải, kiwi và rau lá màu xanh đậm.

Tại sao chúng ta thấy chóng mặt khi đứng lên? - 3

Bổ sung vitamin C để giảm tình trạng chóng mặt. Ảnh: Internet

Bổ sung thêm thực phẩm chứa Vitamin B6

Vitamin B6 là dưỡng chất rất cần thiết để cơ thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào máu đỏ. Bên cạnh đó, nó còn kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn. Đặc biệt là chóng mặt do tác dụng phụ khi dùng thuốc uống trị bệnh.

Hãy ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu, chuối, quả óc chó, cải bó xôi và quả bơ.

Gừng

Các nhà khoa học thuộc trường đại học Y tế trung tâm Maryland (Mỹ) cho biết gừng ngoài làm gia vị còn là vị thuốc để chữa viêm khớp, đau bụng, bệnh tim và chóng mặt rất hữu hiệu. Không chỉ vậy, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh lý học (Mỹ) vào tháng 3-2003 cho biết các nhà khoa học thuộc Trường đại học Quốc gia Yang-Ming (Đài Loan) đã chứng minh rằng gừng còn có thể khắc phục tình trạng chóng mặt và say tàu xe.

Tập thể dục thường xuyên

Vận động thường xuyên sẽ giúp dòng máu được tuần hoàn trong cơ thể liên tục. Điều đó rất có ích vì máu sẽ nhanh chóng đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, đem các chất cần thiết đến chữa lành các vết thương, viêm nhiễm…

Bổ sung sắt cho cơ thể

Đây là điều rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt với những người bị thiếu máu. Do đó hãy bổ sung sắt cho cơ thể qua thức ăn như thịt đỏ (thịt bò, dê, cừu…), hải sản (tôm, cua, cá…), trứng, rau xanh đậm (rau ngót, xà lách…), đậu nành, trái cây như dưa hấu, cam… và qua thuốc uống là việc bạn nên làm hằng ngày.

Chuyên gia tim mạch chỉ ra 6 nguyên nhân khiến bạn bị “kẻ giết người thầm lặng” tấn công

Theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Tim Hà Nội, tăng huyết áp (THA) được xem là kẻ giết người thầm lặng bởi dấu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo N. HÀ  ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN