Tại sao chủng mới của COVID-19 lại dễ lây lan? Đây là tất cả những gì cần lưu ý

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một trong những chủng virus mới ở Anh đã lây nhiễm sang nhiều người dân ở các quốc gia khác. Điều chúng ta cần làm là phải nắm rõ mọi thông tin về chủng mới này để có những biện pháp phòng tránh đúng đắn.

Cuộc chiến với dịch bệnh COVID-19 vẫn còn là một chặng đường dài, khi ngày càng có nhiều biến thế được phát hiện. Một chủng virus lây nhiễm mới, được xác định đầu tiên ở Anh với tên gọi B.1.1.7, đã được xác định ở 33 quốc gia và nhiều bang ở Mỹ.

Anthony Fauci, Giám đốc Viện quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ cho biết, có khả năng chủng B.1.1.7 đã lây nhiễm sang rất nhiều bang ở Mỹ. Ông nói thêm: “Nếu chủng mới này có mặt ở những nơi như California, New York và Colorado… thì chẳng bao lâu nữa nó sẽ có mặt ở các tiểu bang khác”.

Tại sao chủng mới của COVID-19 lại dễ lây lan? Đây là tất cả những gì cần lưu ý - 1

Trong lúc đó, một chủng mới khác cũng đã được xác định khi có ngày càng nhiều người nhiễm bệnh ở Nam Phi, chủng này được biết đến với khả năng “siêu lây nhiễm” so với các chủng trước đó. Chủng mới ở Nam Phi có tên gọi 501.V2, đã được tìm thấy ở Anh, Pháp, Phần Lan, Zambia, Thụy Sĩ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hiện tại, các chuyên gia không tin rằng, chủng COVID-19 của Anh và Nam Phi làm cho người bệnh diễn biến nặng hơn hoặc tử vong, và cũng không rõ liệu chúng có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin mới hay không.

Tại sao chủng mới lại dễ lây lan hơn?

Tại sao chủng mới của COVID-19 lại dễ lây lan? Đây là tất cả những gì cần lưu ý - 2

Đầu tiên, hãy nhớ rằng bất kì vi sinh vật nào (như virus hoặc vi khuẩn) đều có thể đột biến. Virus càng tái tạo nhiều, sự đột biến càng xảy ra nhiều hơn. “Một sự đột biến là một sự thay đổi trong RNA của virus, gây ra thay đổi trong cấu trúc protein của chúng”, Supriya Narasimhan, giám đốc bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế thung lũng Santa Clara ở Califonia cho biết. Bà cũng nói thêm rằng, virus đột biến vì chúng được mang bởi các tế bào vật chủ khác nhau. Và về cơ bản, loại virus này đang cố gắng “đi trước một bước” so với nỗ lực của y học. Nhưng không phải tất cả các đột biến đều có nghĩa, một số có thể không ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm của virus, trong khi những đột biến khác thực sự có thể gây bất lợi cho virus.

Chủng B.1.1.7 có thể xâm nhập vào tế bào vật chủ dễ dàng hơn, gây nhiễm trùng

Tại sao chủng mới của COVID-19 lại dễ lây lan? Đây là tất cả những gì cần lưu ý - 3

B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm cao hơn và ít nhạy cảm hơn với vắc-xin. Biến thể này có 17 đột biến trong bộ gen, một số đột biến nằm trong protein Spike, là thứ mà virus sử dụng để liên kết với các thụ thể trong tế bào người.

Về mặt lý thuyết, một đột biến đối với protein đột biến có thể cho phép chủng mới dễ dàng xâm nhập vào tế bào vật chủ hơn, do đó gây ra nhiễm trùng. Một trong những đột biến như vậy là N501Y, nằm trong vùng liên kết thụ thể (RBD) của protein Spike của virus. Các nhà khoa học tin rằng, đột biến này có thể khiến nó liên kết chặt chẽ hơn với thụ thể ACE2 ở người.

Các chủng lây nhiễm gia tăng sẽ không làm cho người bệnh nặng hơn

Tại sao chủng mới của COVID-19 lại dễ lây lan? Đây là tất cả những gì cần lưu ý - 4

Tiến sĩ Narasimhan xác nhận rằng, biến thể mới chưa làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Nhưng nó lại lây lan nhanh hơn và việc dẫn đến số người chết hay tàn tật cao hơn.

Chủng B.1.1.7 dường như cũng đã lan rộng hơn so với những gì các chuyên gia nghĩ, trước cả khi nó được xác định là mộ biến thể mới. Tốc độ lây lan không chỉ làm tăng số lượng lây nhiễm, nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của việc theo dõi. Tiến sĩ Bailey giải thích: “Bất kì loại virus nào lây lan càng nhanh, thì càng có nhiều người bị nhiễm cùng một thời điểm. Vì vậy cần hạn chế giao tiếp một cách tối đa để việc truy vết trở nên đơn giản”.

Về cơ bản, hãy thực hiện tất cả các biện pháp như rửa tay bằng xà phòng, giữ khoảng cách 2m, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tuy nhiên, tiến sĩ Narasimhan cảnh báo rằng, chưa chắc những biện pháp trên đạt hiệu quả tuyệt đối trong việc chống lại B.1.1.7 như trong kịch bản giống hết với chủng COVID-19 thông thường. Vì vậy, tất cả mọi người đều phải cẩn trọng khi tiếp xúc xã hội.

Nguồn: [Link nguồn]

Lô vắc-xin COVID-19 đầu tiên sắp về đến Việt Nam, ai sẽ được tiêm trước?

Theo dự kiến, cuối tháng 2, đầu tháng 3/2021, lô vắc-xin đầu tiên của AstraZeneca sẽ về đến Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khiết Anh (Theo Health) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN