Tại sao ăn được ngủ được nhưng lúc nào cũng ốm yếu?
Có một số người mặc dù ngủ 7 đến 8 giờ mỗi đêm, thường xuyên đến lớp tập luyện thể thao và ăn tất cả các loại trái cây và rau quả mỗi ngày. Tuy nhiên, vẫn thường xuyên bị cảm lạnh, đau họng và đau bụng.
Câu trả lời rất đơn giản: Có thể một số người có hệ thống miễn dịch tự nhiên yếu hơn so với những người khác. Có những người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng thường xuyên bị nhiễm từ 5 đến 6 bệnh đường hô hấp trên, hay còn gọi là cảm lạnh thông thường, hoặc cúm toàn thân liên tục trong khi những người khác có cùng tình trạng sức khỏe hầu như không bao giờ bị bệnh. Nghe có vẻ thiếu công bằng nhưng đó là sự thật.
1. Gen di truyền
Mặt khác, một số cá nhân cũng được cho là đặc biệt kháng với một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Các nhà nghiên cứu gọi họ là" siêu miễn dịch ", và hành trang di truyền của họ là trọng tâm của toàn bộ lĩnh vực nghiên cứu.
Khả năng miễn dịch của bạn được xác định bởi một số yếu tố. Di truyền học đóng một vai trò lớn, theo lời ông Paolo Boffetta, giáo sư y khoa, huyết học và ung thư học tại Trường Y khoa Icahn tại Bệnh viện Mount Sinai, New York. "Các gen miễn dịch rất nhiều và phức tạp, và phản ứng miễn dịch của bạn phụ thuộc vào hiệu suất kết hợp của chúng”.
2. Khả năng miễn dịch được xây dựng từ nhỏ
Các chuyên gia cũng tin rằng bạn xây dựng khả năng miễn dịch khi còn trẻ, hoặc thậm chí trước cả khi bạn được sinh ra. "Có những yếu tố trong thời thơ ấu và có lẽ cả trong tử cung, góp phần vào sự phát triển của hệ thống miễn dịch, nhưng chúng không được hiểu đầy đủ", Tiến sĩ Boffetta cho biết. Hơn nữa, các yếu tố môi trường, như chất ô nhiễm và độc tố, cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn theo thời gian.
Một lý thuyết nổi bật về lý do tại sao một số người có thể dễ mắc bệnh hơn, có ý tưởng cho rằng càng có nhiều vi khuẩn và vi rút mà bạn tiếp xúc với khi còn nhỏ, thì hệ thống miễn dịch của bạn càng khỏe mạnh. Cũng có những giả thiết "giữ cho trẻ em sạch sẽ hơn và bảo vệ chúng trong chất khử trùng có thể gây hại nhiều hơn là tốt trong thời gian dài”.
3. Yếu tố sống là tác nhân quan trọng
Trên hết, các yếu tố lối sống, bao gồm căng thẳng, béo phì, uống rượu nặng và vệ sinh kém, đều có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch và dẫn đến nhiễm trùng thường xuyên hơn.
Làm thế nào để tăng cường hệ thống miễn dịch?
Các chất dinh dưỡng từ trái cây và rau, như kẽm, sắt và vitamin C, rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, cũng như các axit béo omega-3. Omega-3 được tìm thấy trong các loại cá béo, như cá hồi, cũng khuyến khích sản xuất tế bào lympho tế bào miễn dịch là tiền tuyến phòng thủ chống nhiễm trùng.
Ngủ nhiều và tập thể dục thực sự giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Tập thể dục cải thiện lưu thông, thúc đẩy sản xuất kháng thể chống vi trùng. Tập thể dục cũng làm giảm căng thẳng, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nhất.
Giấc ngủ là thời gian phục hồi sức khỏe cho cơ thể. Khi ngủ, cơ thể bạn giải phóng các protein miễn dịch gọi là cytokine, giúp chống lại nhiễm trùng và kiểm soát phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng. Vì vậy, thiếu ngủ có thể dẫn đến việc sản xuất kém cytokine và các tế bào miễn dịch bảo vệ khác, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Cơm quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, thế nhưng ăn cơm đúng cách để không gây hại cho sức khỏe lại...