Tác hại khôn lường khi ăn gà tồn dư kháng sinh

PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, Phó trưởng Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã có những phân tích và hướng dẫn người dân nhận biết các loại gà thải loại.

Gà thải, mỏ thường cụt đầu

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, để đáp ứng nhu cầu về trứng cho thị trường, trên thế giới cũng như ở nước ta, các trang trại đều nuôi giống gà siêu trứng với đặc điểm chung là gà có cơ thể tương đối nhỏ. Cách làm này tương tự như nuôi gà ri nhằm mục đích tốn ít thức ăn và có thể nuôi gà với mật độ cao cho đỡ tốn chuồng. Lông gà thường có màu nâu xơ xác do đã quá già. Vỏ trứng màu nâu, năng suất trứng cao. Theo tính toán, mỗi năm gà mái đẻ 280 - 300 quả trứng. Mỗi quả trứng nặng 55 - 65g, trong khi trứng gà ri của nước ta chỉ 40 - 45g/quả.

Gà siêu trứng thường có mỏ cụt đầu do bị cắt để chúng khỏi mổ cắn nhau. Đời mỗi con gà loại này gồm 2 giai đoạn: gà con và hậu bị (chuẩn bị đẻ) kéo dài trong khoảng 4,5 tháng, gà đẻ có thời gian 13 - 14 tháng. Như thế, đời gà siêu trứng kéo dài khoảng 1 năm rưỡi, trong khi gà siêu thịt, người ta chỉ nuôi khoảng 1,5 tháng, gà lông màu thả vườn là 3 tháng, gà ta khoảng 4 - 5 tháng.

Ngoài các yếu tố trên, PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn cũng cho hay, trong suốt đời gà siêu trứng, kể từ ngày mới nở cho đến khi nó bị loại thải, người chăn nuôi đã tiêm 12 - 15 lần văcxin các loại vào cơ thể gà. Điều này nhằm phòng các bệnh chủ yếu do siêu vi trùng (virus) gây nên như cúm gia cầm (H5N1), dịch Coliza, hội chứng giảm đẻ, dịch tả hay còn gọi là gà rù (newcastle); gumboro; đậu; gà toi (tụ huyết trùng)...

Bên cạnh đó, để phòng nhiều bệnh do vi khuẩn gây nên, hằng tháng, thậm chí là hằng tuần, người ta phải cho gà ăn kháng sinh định kỳ. Trong đó, có kháng sinh thuộc danh mục cấm lưu hành do gây độc hại cho vật nuôi và con người. Đôi khi gà bị ốm, người ta còn tiêm kháng sinh trực tiếp vào lườn gà. Tất cả các loại văcxin và kháng sinh nói trên không được đào thải hết ra khỏi cơ thể gà mẹ mà tích tụ dần dần, cho đến khi bị loại thải thì trong cơ thể gà có quá nhiều thuốc và kháng sinh tồn dư.

Tác hại khôn lường khi ăn gà tồn dư kháng sinh - 1

Bằng giác quan thông thường... người tiêu dùng không thể phát hiện ra gà có tồn dư thuốc kháng sinh.

Dễ tạo ra thể sinh vật kháng thuốc

Thông tin từ Cục Thú y công bố thời gian gần đây cho thấy, có đến 40% số mẫu gà đẻ loại thải nhập lậu Trung Quốc có tồn dư kháng sinh quá mức cho phép. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, đây cũng chính là nguyên nhân các nước trên thế giới không cho người ăn thịt gà đẻ loại thải mà chỉ cho phép chế biến thành thức ăn cho gia súc, chó, mèo...

Khi ăn phải thịt gà có tồn dư kháng sinh chắc chắn sẽ có những tác hại đến người tiêu dùng. Cụ thể, một số người tiêu dùng bị dị ứng. Nếu ăn nhiều loại thịt này, cơ thể con người sẽ tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, nhờn thuốc kháng sinh nên khi chúng gây bệnh cho người thì rất khó điều trị. Đồng thời, việc ăn phải thịt gà có kháng sinh cũng làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, khiến cho cơ thể dần dần trở nên yếu ớt, giảm sức đề kháng. Những người này không thể sống được khi không có kháng sinh. Thậm chí, một số kháng sinh có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.

Chỉ khi ăn thịt gà loại thải có nhiễm kháng sinh thì mới có ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, bằng mắt thường cũng như bằng các giác quan thông thường như màu sắc, mùi, vị... người tiêu dùng không thể phát hiện ra gà có tồn dư thuốc kháng sinh. Để phát hiện được mức độ tồn dư kháng sinh cần phải sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại trong phòng thí nghiệm.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hiền (Kiến thức)
Truy tìm gà siêu rẻ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN