Tác hại khó lường khi gắn mi giả

Sự kiện: Bệnh mắt

Rất nhiều phụ nữ mong muốn có hàng mi dài và dày, nên các dụng cụ gắn mi giả rất phổ biến với những người thường hay trang điểm. Nhưng dù chúng có vẻ vô hại, các bác sĩ cảnh báo rằng những loại mi giả này gây ra rất nhiều tác hại, từ nhiễm trùng mắt tới dị ứng.

Chúng thậm chí còn có thể gây tổn hại đến lông mi thật, khiến lông mi mỏng đi.

Các loại mi giả, mi nối thường được làm trong tiệm, nhưng cũng có những loại dành cho mọi người tự trang điểm. Chúng là những sợi mi nhựa tổng hợp được dán vào mi thật, khiến mi trông có vẻ dài và dày hơn, có thể tồn tại đến khoảng 6 tuần.

Nhưng bác sĩ Robert Dorin ở New York cảnh báo rằng nhựa dùng để gắn lông mi giả lên mi thật có thể gây ra dị ứng với một số người. Và một vài loại vi khuẩn cũng có thể dính vào đó, gây ra nhiễm trùng nấm hoặc virus.

Vài loại keo dán còn chứa formaldehyde, gây ra các phản ứng dị ứng.

Ngoài ra, các loại lông mi thời trang có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vì chất bẩn và vi khuẩn vướng vào chúng.

Nhưng nguy cơ lớn nhất là các loại mi giả làm nặng thêm mí mắt, gây hại cho mi thật, khiến chúng mỏng đi.

Dùng mi giả thường xuyên có thể gây áp lực đè lên các nang lông của mi thật, khiến chúng rụng đi, không thể mọc lại được. Và thay vì tác dụng làm lông mi dày hơn, lông mi giả lại tạo nên điều ngược lại.

Tác hại khó lường khi gắn mi giả - 1

Hình minh họa

Tại Nhật Bản, lông mi giả cực kỳ phổ biến, nhưng cũng khiến bác sĩ nước này nhận thấy các bệnh nhân bị vấn đề về mắt gia tăng mạnh. Hầu hết bệnh nhân đến khám do nhuễm trùng bởi lông mi giả.

Vào năm 2013, Jane Rolfe sống tại Essex bị một phản ứng dị ứng nghiêm trọng vì lông mi giả, và buộc phải bứt chúng đi sau 5 giờ đeo, vì tiệm trang điểm từ chối giải quyết. Người phụ nữ 42 tuổi này bị phồng rộp da nặng trong nhiều tuần sau khi bị dị ứng đau đớn, nghiêm trọng. Cô cho biết, tiệm trang điểm địa phương không kiểm tra phản ứng bằng cách thử chút thuốc lên tay trong 24 giờ trước đó để xem cô có bị dị ứng không.

Trong cùng năm, Louise Jackson ở Bexley đến tiệm trang điểm nối mi 3 tháng trước khi cưới. Nhưng rồi mi mắt cô dính vào nhau, không thể mở ra. Cô nghĩ vài sợi mi bị kẹt, nhưng rồi mi mắt cô thực sự dính vào nhau.

Khi đã mở được mắt ra, hàng chục sợi lông mi thật của cô cũng đã bị dứt ra, tạo khoảng trống rõ ràng trên cả mí trên và dưới.

Sau đó, cô buộc phải tới bệnh viện, bác sĩ thông báo có thể tiệm trang điểm của cô đã dùng loại keo siêu dính. Chúng khiến lông mi giả không rơi, và những chất hóa học này làm mắt cô kích ứng thêm.

Mọi người không nên chủ quan với vật thường dùng như lông mi giả. Khi mua sản phẩm mới, nên thử keo dính trên da trong 24 giờ, và hết sức cẩn thận giữ vệ sinh khi dùng vì mắt là bộ phận cực kỳ nhạy cảm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lan Thảo (Pháp luật thành phố)
Bệnh mắt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN