Tác hại đáng sợ từ dụng cụ trang điểm mà chị em ít để ý

Tắc lỗ chân lông chỉ là một trong rất nhiều vấn đề bạn gặp phải khi sử dụng đồ trang điểm.

Theo bác sĩ, chuyên khoa da liễu Hadley King (Anh), cọ trang điểm dính bụi bẩn, dầu hay mỹ phẩm dư là cơ hội tốt để vi khuẩn xâm nhập, gây tắc lỗ chân lông và làm cho da bị mẩn ngứa và sưng rát. Cọ đánh phấn má, cũng như cọ đánh môi nên được làm sạch ít nhất một lần một tuần. Những loại cọ này có chứa nhiều sợi lông mềm giúp cho lớp trang điểm tự nhiên.

Bác sỹ King nói thêm: “Cách tốt nhất để làm sạch cọ trang điểm là sử dụng nước với nước rửa cọ hoặc dầu gội đầu cho trẻ em. Hãy pha một phần dầu gội trẻ em với bốn phần nước ấm, nhúng cọ vào rồi rửa nhẹ nhàng. Nếu bạn đang sử dụng nước rửa cọ, chỉ cần làm ướt cọ, nhỏ một giọt nước rửa cọ lên lòng bàn tay, nhúng nhẹ cọ vào rồi xoa nhẹ nhàng, sau đó rửa sạch và để khô.”

Bạn cũng có thể sử dụng nước rửa tay để làm sạch cọ trang điểm vì những loại nước này có thể loại bỏ dầu và phần mỹ phẩm còn dư.

Tác hại đáng sợ từ dụng cụ trang điểm mà chị em ít để ý - 1

Dụng cụ trang điểm không sạch sẽ (ảnh minh họa)

Theo chuyên gia trang điểm hàng đầu thế giới Lori Taylor Davis, làm sạch mút trang điểm cũng quan trọng như làm sạch cọ vậy. Vì những chiếc mút dính bẩn có thể làm cho lớp phấn hay kem nền vón cục hoặc không đều”.

Bà Davis khuyên nên sử dụng nước rửa tay để làm sạch mút trang điểm, vì sẽ loại bỏ được các loại dầu trong mỹ phẩm và cylic bám trên bề mặt.

Bà Davis nói: “Không chỉ làm kích ứng da, nếu không làm sạch đồ trang điểm thường xuyên còn khiến da bị nhiễm khuẩn, có thể do trước đó hoặc lây từ người khác khi dùng chung hay cho mượn đồ trang điểm. Vì thế, hãy thường xuyên làm sạch đồ trang điểm, đặc biệt là khi bạn bị ốm”.

Tác hại đáng sợ từ dụng cụ trang điểm mà chị em ít để ý - 2

Dụng cụ trang điểm không sạch sẽ gây nhiễm trùng da (ảnh minh họa).

Theo Shawn Fisher - một chuyên gia trang điểm của một hãng mỹ phẩm nổi tiếng, sử dụng cọ trang điểm còn dính mỹ phẩm sót lại có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn nhọt, đặc biệt mở mũi và hai má.

Bạn có bao giờ làm sạch máy hút mụn không? Nếu chưa bao giờ, hãy bắt đầu từ bây giờ đi. Vì những dụng cụ có những chỗ ẩm thấp như ở vòi hoa sen, đây là những vị trí thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển.

Nấm khuẩn được tìm thấy ở môi trường tự nhiên và trên bề mặt da, nhưng nấm khuẩn phát triển quá mức có thể làm cho da sưng rát, mẩn đỏ và các vết trầy da.

Bác sĩ King khuyến cáo: “Nếu bạn vệ sinh máy hút mụn hàng tuần thì đầu chổi có thể sử dụng được trong ba tháng. Hãy nhỏ một vài giọt nước rửa chống khuẩn ra ngón tay hay lên một bàn chải đánh răng, lau chùi cọ chải và các kẽ. Rửa nhẹ nhàng với nước ấm và để đầu bàn chải khô lại”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Yến (Gia đình & Xã hội/Women’s Health
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN