Tác dụng bất ngờ của rau tầm bóp
Tầm bóp hay còn gọi là cây lồng đèn, thù lù canh... Tầm bóp thường mọc hoang ở khắp nơi.
Tầm bóp hay còn gọi là cây lồng đèn, thù lù canh... Tầm bóp thường mọc hoang ở khắp nơi, thường là trên bờ ruộng hoặc bãi đất hoang.
Đây là loại cây thân thảo, cao từ 50 - 90cm, có nhiều cành nhánh. Lá tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không. Hoa tầm bóp mọc đơn độc, có cuống mảnh. Quả tầm bóp mọng, tròn, nhẵn, lúc chưa chín có màu xanh, khi chín có màu đỏ. Quả có đài bao quanh bên ngoài, nhiều hạt. Tầm bóp ra hoa kết quả quanh năm, các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng để làm thuốc.
Theo Đông y, cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm.
Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.
Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng: Dùng 15 - 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.
Trị đái tháo đường: Rễ cây tầm bóp tươi (20 - 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày.
Các chuyên gia thuộc Nhóm Hợp tác đa dạng sinh học quốc tế thuộc ĐH Illinois (Mỹ), ĐH Baptist Hồng Kông (Trung Quốc) và Viện...