Suýt chết vì thói quen nhịn đại tiện

“Thói quen nhịn đại tiện sẽ dẫn đến sa trực tràng, hoại tử đường ruột, tử vong”. BSCKII, Vũ Đức Chung, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện 354 nói.

Tắc ruột, sa trực tràng do nhịn đại tiện

Cách đây 5 ngày, bệnh nhân B.T. H. (76 tuổi ở Mỹ Hào, Hưng Yên) đến viện cấp cứu trong tình trạng thủng ruột. Được biết, trước đó bà H có thói quen nhịn đại tiện. Bà H bị tắc ruột cấp dẫn đến thủng đại tràng.

Người nhà bệnh nhân cho biết, bà H. 3 ngày không đại tiện. Bà H. vẫn sinh hoạt và làm việc nhà bình thường. Đột nhiên, bà H kêu đau bụng, gia đình nghĩ bà bị táo bón đơn thuần. Chiều cùng ngày, gia đình thấy bà H đau nặng, đau lan khắp ổ bụng không chịu được nên được đưa đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cấp cứu.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bụng chướng, ấn đau khắp ổ bụng, nửa bụng dưới đau nhiều, bên trái đau hơn bên phải. Mặc dù kết quả CT được chẩn đoán ban đầu là viêm ruột thừa, RT nằm sau manh tràng nhưng qua theo dõi và thăm khám, các bác sĩ nghĩ tới bệnh nhân bị viêm phúc mạc. Lập tức, bệnh nhân được mở đường trắng giữa ổ bụng để phẫu thuật. Sau đó bác sĩ xác định nguyên nhân bà H. bị như vậy là do thói quen nhịn đại tiện.

Suýt chết vì thói quen nhịn đại tiện - 1

Bệnh nhân bị lòi ruột, sa trực tràng vì thói quen nhịn đại tiện. (Ảnh minh họa)

Tương tự như bà H., chị Nguyễn Thị Yến (Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ vì thói quen nhịn đại tiện mà phải nhập viện cấp cứu vì lòi ruột do sa trực tràng.

Gia đình chị Yến làm nghề buôn bán, bận rộn nên hay có thói quen nhịn đại tiện. Gần đây, chị thấy hậu môn lòi ra một cục, lúc đầu chỉ khi rặn đại tiện, sau đó xuất hiện cả một khối phồng như quả cà chua, kèm theo rớm máu, đau, chảy nhầy hoặc són phân liên tục. Chị nghĩ đơn thuần mình bị nóng trong nên chỉ thay đổi chế độ ăn thêm nhiều rau. Sau vài tuần chị Yến không thấy tình hình cải thiện. Đi khám bác sĩ kết luận, chị bị lòi ruột mà nguyên nhân là do thói quen nhịn đại tiện gây ra.

PGS.TS.Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn Trực tràng học Việt Nam cho biết, không ít người nhịn đại tiện dẫn đến táo bón, trĩ. Tuy vậy, họ không biết hướng điều trị và không chú ý đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng nên bệnh rất nặng.

Tập thói quen đại tiện hàng ngày

Theo BSCKII, Vũ Đức Trung, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện 354, trĩ có nhiều nguyên nhân trong đó có thói quen nhịn đại tiện. Bởi khi phân xuống trực tràng sẽ kích thích gây cảm giác muốn đi ngoài. Nhưng nếu phân xuống không đúng lúc, chúng ta cố nhịn, lâu ngày trực tràng quen chứa phân và mất tính cảm thụ, phân nằm tại đó không tống ra ngoài dẫn tới trĩ.

Thói quen nhịn đại tiện phải rặn, lâu ngày thành táo bón, ấn vào dễ dàng nhưng sau sa tăng lên, không đưa vào được. Đoạn trực tràng sa bị nghẽn vì cơ hậu môn co thắt, phù nề, niêm mạc tím tái dần có các mảng hoại tử gây nên viêm dưới phúc mạc, dẫn tới tử vong. Vì vậy, nên tập thói quen đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định và tuyệt đối không nên nhịn đại tiện khi buồn.

PGS.TS. Triệu Triều Dương, Khoa Tiêu hóa, BV 108 cho biết, người bệnh thường chủ quan với bệnh táo bón không đi khám và điều trị. Táo bón đôi khi chỉ đơn giản là do thói quen ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, ít vận động, lười uống nước, hoặc thói quen nhịn đi cầu... Những trường hợp này có thể điều trị dễ dàng nhưng đôi khi táo bón lại là triệu chứng của một bệnh lý thực thể tại đường tiêu hoá như viêm đại tràng, rối loạn chức năng đại tràng hay bệnh toàn thân nào đó như suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì hoặc các nguyên nhân chèn ép gây hẹp lòng đại tràng và có thể sẽ tử vong.

Muốn hiệu quả phải chữa sớm

Muốn chữa táo bón, trĩ hiệu quả thì trước tiên người bệnh phải đi khám. Người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt (ngay từ khi có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi đã phải đi khám).  Khi ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc, thực phẩm chức năng cũng như chú ý chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng; tránh ngồi xổm, vác nặng...

Nếu trĩ ở độ 1, 2 thì có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng gồm các thực phẩm an toàn, nhuận tràng, giúp đi ngoài dễ dàng, không gây tiêu chảy cũng như lối sống hợp lý (năng vận động, không vác nặng, ngồi xổm…).  Nếu người bệnh chuyển sang trĩ độ 3 thì khả năng chữa khỏi rất ít. Lúc này người bệnh phải cần phẫu thuật, trừ khi người bệnh kiên trì trong chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, bảo đảm không bị táo bón, tiêu chảy, kiết lị, những búi trĩ không lớn thêm, chảy máu nhiều.

(PGS.TS.Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo D.Thu ([Tên nguồn])
Bệnh trĩ và cách điều trị Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN