Sút 4kg trong 1 tuần, đi khám người đàn ông phát hiện mắc 2 bệnh ung thư

Sự kiện: Ung thư

Cách vào viện 1 tuần, người đàn ông thấy chán ăn, sút 4 kg/1 tuần, ngoài ra không có biểu hiện gì bất thường khác (không khó thở, ho, đau ngực, đau bụng, đại tiểu tiện bình thường).

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận bệnh nhân với lý do chán ăn, sút 4kg trong 1 tuần.

Người đàn ông ở Bắc Giang, 64 tuổi, được chẩn đoán mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư đường mật túyp ống nhỏ.

Cách vào viện 1 tuần, ông thấy chán ăn, sút 4 kg/1 tuần, ngoài ra không có biểu hiện gì bất thường khác (không khó thở, ho, đau ngực, đau bụng, đại tiểu tiện bình thường).

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Bệnh nhân khám tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực phát hiện khối, nốt ở nhu mô phổi và khối nhu mô gan. Ông được chuyển đến Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu.

Theo ThS.BS Hoàng Công Tùng, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh nhân có tiền sử bị viêm gan B nhưng không điều trị, hút thuốc lá 23 năm đã bỏ, mỗi ngày uống 500ml rượu, nghề nghiệp tiếp xúc với amiăng, thuốc trừ sâu.Trong gia đình, bố của ông cũng mắc ung thư gan.

Ông được chẩn đoán mắc ung thư phổi trái không tế bào nhỏ di căn phổi EGFR (+), giai đoạn IV, ung thư đường mật túyp ống nhỏ di căn hạch rốn gan, giai đoạn IIIB, viêm gan B.

Bệnh nhân được chỉ định điều trị theo phác đồ gemcitabine-cisplatin, chu kỳ 21 ngày. Bệnh nhân đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại trung tâm.

PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, cho biết, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, đa ung thư nguyên phát được định nghĩa có nhiều hơn một loại ung thư với nguồn gốc mô bệnh học khác nhau xuất hiện không phụ thuộc thời gian trên cùng một người bệnh.

Những tiến bộ trong sàng lọc và chẩn đoán làm tăng khả năng phát hiện đa ung thư nguyên phát trên người bệnh ở mọi giai đoạn. Dựa vào thời gian phát hiện ung thư nguyên phát thứ hai trở đi so với loại đầu tiên, có thể chia chúng làm 2 loại đồng thời (synchronous) và liên tiếp (metachronous).

Theo khuyến cáo, bất cứ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, nhưng những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao hơn và nên tầm soát ung thư sớm và thường xuyên hơn như:

- Người có chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, chẳng hạn như người lười vận động, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng và mệt mỏi, nghiện rượu bia, thuốc lá,…

Trong đó, hút thuốc lá là một trong những thói quen gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe, là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Ngoài ra, người hút thuốc lá còn có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý khác như bệnh ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư gan,...

- Những người mắc bệnh lý mạn tính, đặc biệt là các bệnh về gan, dạ dày và phổi: Những trường hợp bị viêm gan, viêm phổi hoặc viêm dạ dày,… không được điều trị triệt để, bệnh hay tái phát,… thì sẽ nguy cơ cao tiến triển thành ung thư.

- Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị em ruột thịt bị ung thư, thì nguy cơ ung thư của bạn cũng cao hơn so với những người khác. Do đó, bạn cũng cần chú trọng nhiều đến việc tầm soát ung thư.

- Người làm việc và sinh sống trong môi trường độc hại, nhiễm hóa chất thì nguy cơ ung thư của họ cũng sẽ cao hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Bệnh nhân nam 67 tuổi (có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm) vào viện trong tình trạng đau đầu, liệt nửa người trái.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIỆT ANH ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN