Suốt 10 năm không thể sống thiếu rượu, người đàn ông bị hoại tử chỏm xương đùi

Sự kiện: Sống khỏe

Mọi người đều biết rằng uống rượu có thể làm tổn thương gan, nhưng không biết rằng uống rượu cũng có thể gây ra hoại tử chỏm xương đùi.

Trang Sohu đưa tin, ông Lý (40 tuổi) ở Trung Quốc là một người sống không thể thiếu rượu. Suốt 10 năm mỗi bữa ăn của ông chưa bao giờ thiếu chai rượu bên cạnh. Vào một ngày, ông cảm thấy đau ở khớp háng, hông và gặp khó khăn trong vấn đề đi lại.

Khi đến gặp bác sĩ, ông được chẩn đoán là bị hoại tử chỏm xương đùi, nguyên nhân là do rượu gây ra.

Rượu không chỉ gây tổn hại cho gan mà còn gây ra bệnh hoại tử chỏm xương đùi. (Ảnh minh họa)

Rượu không chỉ gây tổn hại cho gan mà còn gây ra bệnh hoại tử chỏm xương đùi. (Ảnh minh họa)

Hoại tử chỏm xương đùi là gì?

Chỏm xương đùi là một phần không thể thiếu của khớp gối. Chúng ta có thể ngồi xổm, uốn cong, đi lại đều nhờ vào sự hỗ trợ của bộ phận này. Khi hoại tử xảy ra, việc cung cấp máu đến đầu chỏm xương đùi bị gián đoạn, nó sẽ khiến cho bệnh nhân dần mất đi khả năng vận động khớp, đi lại, cuối cùng là bại liệt.

Triệu chứng hoại tử chỏm xương đùi

Không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng trong giai đoạn đầu của căn bệnh này. Nhiều bệnh nhận cảm thấy đau đầu gối và một số vị trí khác như bên trong đùi, háng đau âm ỉ khi vận động nên thường được điều trị như viêm khớp gối. Trên thực tế đây là cơn đau được gây ra bởi hoại tử chỏm xương đùi.

Căn bệnh này dễ bị chẩn đoán sai ở giai đoạn đầu. Vậy nên khi thấy những triệu chứng bất thường, nếu trì hoãn sẽ làm tình trạng xấu đi, có thể dẫn đến tàn phế suốt đời.

Những bệnh nhân có tiền sử sử dụng hormone cần đi khám bác sĩ thường xuyên (cách 3-6 tháng là tốt nhất), thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI của khớp háng để phát hiện sớm tổn thương.

Khi nhận thấy có những cơn đau hông khó chịu như lúc vắt chéo chân, đừng chủ quan mà hãy đi khám bác sĩ kịp thời.

Nguyên nhân gây hoại tử chỏm xương đùi

Có nhiều nguyên nhân gây hoại tử chỏm xương đùi nhưng 3 nguyên nhân chính là nghiện rượu, hormone, chấn thương. Ngoài ra, một số bệnh cũng có thể xuất hiện cùng với hoại tử chỏm xương đùi như viêm cột sống dính khớp và loạn sản bẩm sinh khớp háng.

Trong trường hợp của ông Lý nói trên, việc uống rượu sẽ gây ra các vấn đề chuyển hoá lipid, dẫn tới có nhiều chất thải trong các mạch máu chỏm xương đùi, gây ra tình trạng hoại tử. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn giữa và cuối sẽ có đau dữ dội ở chỏm xương đùi, trong trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn tới tàn phế.

Nghiên cứu lâm sàng chứng minh rằng, uống nửa chai rượu mỗi ngày trong 5 năm liên tiếp, tỷ lệ hoại tử chỏm xương đùi cao gấp 3 lần so với người bình thường.

Làm thế nào để ngăn ngừa hoại tử chỏm xương đùi?

Việc uống rượu chưa bao giờ tốt cho sức khoẻ ngay cả khi đó là rượu đắt tiền. Hiệp hội dinh dưỡng quốc gia Trung Quốc khuyến nghị, lượng rượu nguyên chất đối với người đàn ông trưởng thành tiêu thụ trong 1 ngày không vượt quá 25ml, tương đương với 750ml bia, 250ml rượu vang, 75ml rượu 38 độ. Còn đối với phụ nữ thì lượng rượu không nên vượt quá 15ml, tương đương 450ml bia, 150ml rượu vang, 50ml rượu 38 độ.

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đúng cách, kiểm soát cân nặng, giảm mỡ thừa vùng eo là điều nên làm.

Nếu bạn phải dùng glucocorticoids trong một thời gian dài vì bệnh, nên thực hiện các xét nghiệm MRI hông thường xuyên. Trong trường hợp khớp hông bị chấn thương thì cần được xem xét thường xuyên để tránh làm việc quá sức và hoạt động thể chất nặng.

Nguồn: [Link nguồn]

Say rượu ngủ quên, người đàn ông suýt chết vì nhịn tiểu suốt 18 tiếng

Sau khi uống quá nhiều bia, rồi lăn ra ngủ đến tận hôm sau, người đàn ông này đã nhịn tiểu suốt 18 tiếng dẫn tới bàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN